Tài xế Gojek, Baemin khoe thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng bất chấp Covid-19

Nhiều người ước tính để đạt mức này, các tài xe phải lầm việc 15 - 16 tiếng, gấp đôi thời gian làm việc một ngày của nhân viên văn phòng thông thường.

Tài xế Gojek, Baemin khoe thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng bất chấp Covid-19

Năm 2020, dưới sự tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, không ít người lao động chịu cảnh suy giảm thu nhập, thậm chí mất việc. Tuy nhiên, với một số tài xế xe công nghệ, đại dịch có thể không tác động quá nhiều đến nguồn thu của họ hàng tháng.

Mới đây, trên diễn đàn Techbike, một số tài xế công nghệ đã chia sẻ câu chuyện doanh thu của mình. Theo đó, trong khoảng 10 tháng vừa qua, các tài xế kiếm được 200 triệu đồng từ việc chạy xe hai bánh, nghĩa là trung bình một tháng họ kiếm 20 triệu đồng.

Cụ thể, với một tài xế Gojek chuyên chạy dịch vụ Gobike, tính từ đầu năm đến ngày 25/10, người này thu về hơn 200 triệu đồng sau khi đã trừ 20% phí dịch vụ và thưởng. Số thuế thu nhập cá nhân tạm tính trên khoản thu nhập trên là hơn 6 triệu đồng.

Tài xế Gojek, Baemin khoe thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng bất chấp Covid-19 - Ảnh 1.

Tương tự, với tài xế của Baemin, mức doanh thu tính tới ngày 22/10 là 201,4 triệu đồng, trong đó 101 triệu là phí ship và hơn 99 triệu đồng tiền thưởng. Theo chia sẻ, tài xế chạy 8.750 đơn trong khoảng thời gian trên và thường chạy với tần suất liên tục, mỗi tháng chỉ nghỉ vài ngày. Như vậy trung bình mỗi ngày tài xế Baemin chạy gần 30 đơn hàng, tức là ngày nào cũng đạt mốc thưởng cuối cùng của hãng là 34 đơn cho 320.000 đồng, hoặc 28 đơn cho 250.000 đồng.

Tài xế Gojek, Baemin khoe thu nhập trung bình 20 triệu đồng/tháng bất chấp Covid-19 - Ảnh 2.

Theo đánh của ban quản trị diễn đàn Techbike, dựa trên mức giá trung bình cho mỗi cuốc xe cũng như cơ chế điểm thưởng hiện tại, để kiếm 700.000 đồng/ ngày (xấp xỉ mức 20 triệu đồng mỗi tháng), tài xế công nghệ nhìn chung phải chạy mỗi ngày 25-30 cuốc xe. Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, một số hãng gọi xe công nghệ buộc phải tạm ngưng hoạt động với dịch vụ gọi xe hai bánh. Như vậy muốn đạt mức thu nhập trên, các tài xế phải kéo dài thời gian làm việc hơn trước đây.

Techbike ước tính để chạy 25-30 cuốc xe trong mỗi ngày, tài xế có thể sẽ phải làm việc 15-16 tiếng. Đây là tần suất làm việc cực nặng, so ra có thể gấp đôi các công việc văn phòng khác.

"Mức thu nhập trên chính xác hơn không phải là cao, bởi thời gian, công sức bỏ ra gấp đôi và công việc cũng mang tính chất gian nan hơn", Techbike đánh giá.

Hồi đầu tháng 5, cộng đồng tài xế công nghệ xôn xao khi một tài xế chạy Grabbike khoe khéo rằng anh đã có thể mua ô tô với giá lăn bánh 2 tỉ đồng sau 4 năm làm xe ôm. Tuy nhiên, với việc các hãng gọi xe công nghệ chưa bao giờ công khai doanh thu từ mỗi tài xế, tính xác thực của thông tin này vẫn không cao.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video