Tài khoản khách ‘bốc hơi’ 165 triệu đồng, Ngân hàng ACB nói gì?

Bà Phương (ngụ tỉnh Kiên Giang) bị mất hơn 165 triệu đồng trong tài khoản nhưng những giao dịch này đều được thực hiện trên chính thiết bị của người phụ nữ này.

Chiều 13/7, đại diện Ngân hàng TMCP Cổ phần Á Châu (ACB), cho biết một khách hàng của đơn vị này đã bị mất hơn 165 triệu đồng. Vị khách đó là bà T.T.K.Phương (ngụ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang).

Tài khoản khách ‘bốc hơi’ 165 triệu đồng, Ngân hàng ACB nói gì? - Ảnh 1.

Bà Phương bị mất 165 triệu đồng trong tài khoản và thiết bị thực hiện giao dịch là của người này (Ảnh: Chí Công/Tuổi Trẻ)

Theo thông tin ban đầu, bà Phương mở tài khoản và giao dịch ở Ngân hàng ACB – Chi nhánh huyện An Biên (Kiên Giang). Khoảng 1h 37 phút ngày 11/6/2023, bà Phương phát hiện tài khoản bị trừ 55,5 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của khách hàng N.D.D mở tại Ngân hàng TPBank. Bà Phương không quen biết với chủ tài khoản này.

Đến 2h 20 phút ngày 12/6, hơn 110 triệu đồng trong tài khoản của bà Phương tiếp tục được chuyển sang một số tài khoản khác, chưa rõ thông tin. Trong ngày 12 và 13/6, bà Phương đã đến ngân hàng để làm việc.

Bà Phương thông báo với ngân hàng rằng, trong khoảng thời gian trên bà không để lộ mã OTP hay thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

Đại diện Ngân hàng ACB cho hay, giao dịch của bà Phương được thực hiện trên Ngân hàng số ACB ONE. Các giao dịch đều được xác thực bằng tên truy cập, mật khẩu tĩnh, mã OTP Safekey nâng cao và được thực hiện trên "cùng thiết bị của khách hàng”. 

Những thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi vẫn khá mập mờ và khó hiểu. Khách hàng thông báo cho ACB sau khi các giao dịch đã hoàn tất và ACB đã thực hiện các quy trình cần thiết để hỗ trợ khách hàng”, đại diện ACB chia sẻ.

Cũng theo đại diện của ACB, ngân hàng này luôn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng và khách hàng để giải quyết, đảm bảo quyền lợi của khách hàng theo đúng quy định.

Theo Đại Việt (VTC)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video