SHB và HDBank được chỉ định phục vụ Dự án Phát triển giáo dục do ADB tài trợ

HDBank được giao làm ngân hàng phục vụ cho hợp phần Chương trình chính sách và SHB sẽ làm ngân hàng phục vụ cho hợp phần Dự án đầu tư của Dự án Phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2.

Ngày 27/4/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành các Quyết định số 843 và 844/QĐ-NHNN về việc chỉ định ngân hàng phục vụ cho Dự án Phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

​Theo đó, Thống đốc NHNN giao Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) làm ngân hàng phục vụ cho Dự án Phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2 hợp phần Chương trình chính sách và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) làm ngân hàng phục vụ cho hợp phần Dự án đầu tư. Dự án Phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2 do ADB tài trợ Hiệp định vay dự án số 3493 và 3494-VIE ký ngày 02/3/2017 giữa đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đại diện ADB.

Thống đốc NHNN giao Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện các quy định nêu trong Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN, Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của ADB để phục vụ tốt cho Dự án này.

Trước đó, vào tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình phát triển giáo dục trung học, giai đoạn 2” nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học. Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến rõ nét về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông ở 63 tỉnh, thành phố.

Theo Chương trình có khoảng 60 trường trung học được lựa chọn hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất gồm: trường trung học phổ thông chuyên; trường trung học ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; trường trung học tăng cường giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề.

Chương trình thực hiện từ năm 2017 - 2023 với tổng kinh phí 107 triệu USD.

Theo NHNN

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video