Sếp bị bắt, PVEP ra tuyên bố không cho phép bất kỳ ai nhận tiền lãi ngoài

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Vũ Thị Ngọc Lan, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP), ngày 08/01/2019, PVEP đã lên tiếng về vụ việc.

Theo PVEP, đây là một tổn thất về công tác cán bộ đối với PVEP. Hiện Tổng Công ty đã kịp thời phân công nhân sự thay thế tạm thời để đảm bảo duy trì bình thường và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị. PVEP cũng đang phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện các thủ tục cần thiết về Đảng, về chính quyền đối với bà Lan theo đúng các quy định hiện hành.

Sếp bị bắt, PVEP ra tuyên bố không cho phép bất kỳ ai nhận tiền lãi ngoài  - Ảnh 1.

Bà Vũ Thị Ngọc Lan.

Bà Vũ Thị Ngọc Lan bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi nhận tiền chi lãi ngoài được cho là hàng chục tỷ đồng trong tổng số hơn 76 tỷ đồng được Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) chi cho PVEP.

Trước đó, tháng 9/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và PVEP. Cả 3 vụ án này đều nằm trong quá trình điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án OceanBank.

PVEP khẳng định trong việc hợp tác với Oceanbank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Tổng Công ty luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật cũng như các quy định liên quan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của PVEP, đồng thời chú trọng hiệu quả kinh tế và bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

"PVEP không có chủ trương và không cho phép bất kỳ cán bộ, nhân viên nào nhận tiền chi ngoài lãi suất của các hợp đồng tiền gửi. Các nguyên tắc, nội quy này đã được phổ biến rộng rãi tới các bộ phận liên quan và cán bộ, nhân viên Tổng Công ty. Cho tới nay, Tổng Công ty PVEP đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình làm rõ vụ việc," Thông cáo của PVEP nêu. 

Sếp bị bắt, PVEP ra tuyên bố không cho phép bất kỳ ai nhận tiền lãi ngoài  - Ảnh 2.

Bà Vũ Thị Ngọc Lan (thứ hai từ trái sang) tại Lễ ký kết hợp tác giữa
PVEP và FPT.

 

Bà Vũ Thị Ngọc Lan sinh năm 1973 tại Hà Nội, là Tiến sỹ, giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc PVEP từ tháng 01/2009 cho đến khi bị khởi tố.

Bà Lan tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Cử nhân ngoại ngữ; Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Tổng hợp Washington (Hoa Kỳ).

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, bà làm việc cho Công ty Đầu tư và tư vấn tài chính ASHTA International (Hoa Kỳ). Từ tháng 6/2016, bà Lan chuyển công tác sang ngành dầu khí. Giai đoạn 1996-2000, bà Lan là chuyên viên Ban Tài chính của PVN. Từ năm 2000, được điều về tham gia thành lập Công ty tài chính Dầu khí (PVFC) và đến tháng 9/2006 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc PVFC.

Năm 2014, bà được tặng danh hiệu "Doanh nhân, Nhà quản lý Dầu khí Trẻ tiêu biểu 2014" tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngoài ra, bà Lan còn là Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Sông Hồng (PVEP SONGHONG) – đơn vị thành viên của PVEP. Đây là công ty được PVEP ủy quyền điều hành một số dự án dầu khí như: Dự án dầu khí Lô 102/10-106/10, Lô 148-149, Lô 103 -107 và Lô 101 – 100/4, thuộc bể trầm tích sông Hồng.

Sếp bị bắt, PVEP ra tuyên bố không cho phép bất kỳ ai nhận tiền lãi ngoài  - Ảnh 3.
Bà Vũ Thị Ngọc Lan (giữa) trong Lễ ký kết hợp đồng giữa PVEP và PVEP
SONGHONG. Trong ảnh còn có ông Đỗ Văn Khạnh (bắt tay, bên phải),
nguyên TGĐ PVEP, cũng đã bị khởi tố bị can và bắt tạm giam ngày
18/12/2018 vì liên quan đến việc nhận tiền chi lãi ngoài của OceanBank.

Theo Hiền Anh
Infonet

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video