SeaBank tính thành lập công ty Quản lý quỹ

Phương án thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận.

Ngày 20/02/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 906/NHNN-TTGSNH chấp thuận đề nghị thành lập Công ty Quản lý quỹ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank).

Cụ thể, Thống đốc NHNN chấp thuận việc SeaBank được thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á (công ty do SeaBank sở hữu 100% vốn điều lệ) theo Đề án đính kèm văn bản số 1683/TT-ĐNA ngày 09/11/2016 của SeaBank.

SeaBank có trách nhiệm thực hiện thủ tục và trình tự thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý quỹ Đông Nam Á được chấp thuận trên theo quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng trước và sau khi thành lập công ty con theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN; quản lý hoạt động của công ty con đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; báo cáo NHNN (Qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) việc thực hiện các nội dung yêu cầu tại công văn này.

Đồng thời, Thống đốc NHNN giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội) giám sát việc SeaBank thực hiện các nội dung yêu cầu nêu trên.

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của SeaBank đạt 84.756 tỷ đồng. Quy mô vốn điều lệ xấp xỉ 5.770 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng này khá khiêm tốn. Năm 2015, SeaBank thu lãi ròng gần 92 tỷ đồng. EPS đạt 160 đồng/cp.

Trước đây, vào năm 2006, SeaBank cũng là cổ đông sáng lập góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngân hàng này đã không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video