SCB lên tiếng về việc giới thiệu khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp cho các công ty chứng khoán

Theo SCB, ngân hàng này chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán và Không ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với các khách hàng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp.

Trong thư ngỏ gửi khách hàng mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, thời gian qua, ngân hàng này có hợp tác với một số công ty chứng khoán để thực hiện dịch vụ giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua/bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty chứng khoán. Sau quá trình giới thiệu, các khách hàng tiến hành ký kết các hợp đồng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp với các công ty chứng khoán.

SCB khẳng định ngân hàng này chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán và Không ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với các khách hàng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện SCB vẫn đang tích cực làm việc với các công ty chứng khoán và các bên liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 26/10/2022 vừa qua, SCB cũng đã tham gia cuộc họp 3 bên với Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và khách hàng nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Đến nay, quá trình phối hợp với các bên liên quan vẫn đang diễn ra liên tục nhằm nhanh chóng có hướng xử lý bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

SCB lên tiếng về việc giới thiệu khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp cho các công ty chứng khoán - Ảnh 1.

Nguồn: Website SCB 

SCB cho biết ngân hàng hiểu rằng khách hàng vẫn đang có nhiều lo lắng, tuy nhiên như khẳng định của các cơ quan chức năng, việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định pháp luật.

SCB mong khách hàng hết sức bình tĩnh, thấu hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video