Sa thải trưởng và 2 phó phòng giao dịch ngân hàng vì vỡ nợ khách hàng

Sáng nay (6-11), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khánh Hòa thông tin về vụ việc khách hàng tập trung tại phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, gây mất trật tự địa phương.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khánh Hòa cho biết đã nắm thông tin ban đầu về vụ việc người dân, khách hàng tập trung tại phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh trong những ngày qua.

"Ba cán bộ phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh gồm 1 trưởng phòng cùng 2 phó trưởng phòng sau khi bị đình chỉ công tác, đã bị Ngân hàng Sacombank sa thải vì liên quan đến hoạt động vay vốn ở bên ngoài rồi vỡ nợ. Vụ việc này liên quan đến nhiều cá nhân, có dấu hiệu hình sự nên phía ngân hàng đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan công an điều tra theo thẩm quyền"- lãnh đạo NHNN chi nhánh Khánh Hòa thông tin.

Sa thải trưởng và 2 phó phòng giao dịch ngân hàng vì vỡ nợ khách hàng - Ảnh 1.

Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) Cam Ranh bị người dân vây kín - ảnh cắt từ clip người dân

Theo thông tin ban đầu, trong quá trình công tác, 3 cán bộ ngân hàng này đã lấy tư cách cá nhân vay vốn trong cán bộ ngân hàng và khách hàng để đầu tư bất động sản, tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên khi đến hạn trả tiền, những cán bộ ngân hàng này không có khả năng chi trả nên khách hàng gửi đơn tố cáo.

Sa thải trưởng và 2 phó phòng giao dịch ngân hàng vì vỡ nợ khách hàng - Ảnh 2.

Về phía quyền lợi khách hàng, lãnh đạo NHNN chi nhánh Khánh Hòa cho biết đã chỉ đạo Ngân hàng Sacombank chi nhánh Khánh Hòa tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động. Nếu cán bộ ngân hàng Sacombank sai tức là lợi dụng tín nhiệm của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng liên quan đến ngân hàng thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả. Vấn đề nào thuộc về thỏa thuận dân sự thì đề nghị chuyển hồ sơ lên cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.

Về số tiền mà 3 cán bộ này vay của các khách hàng, hiện nay vẫn trong giai đoạn rà soát, làm rõ nên chưa thống kê đủ.

Theo Kỳ Nam (Người Lao Động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video