PvcomBank miệt mài thoái vốn tại PVI

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PvcomBank), tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT CTCP PVI (PVI – sàn HNX) tiếp tục đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PVI.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 5/12/2017 đến ngày 3/1/2018. Trước giao dịch, PvcomBank nắm giữ 9,56 triệu cổ phiếu PVI, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,3%.

Được biết, trong năm 2017, PvcomBank đã liên tiếp đăng ký bán thoái vốn tại PVI. Gần đây nhất, từ ngày 8/9 đến ngày 6/10, tổ chức này đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PVI nhưng chỉ bán được 552.000 cổ phiếu và trước đó từ ngày 16/6 đến ngày 14/7, đăng ký bán ra 12,5 triệu cổ phiếu nhưng chỉ bán được 3,64 triệu cổ phiếu do thị trường chưa phù hợp.

Hiện danh sách cơ cấu cổ đông lớn của PVI gồm HDI Global SE là cổ đông lớn nhất nắm giữ 83,71 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 37,63%; tiếp đến là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 81,98 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 36,85% và Funderburk Lighthouse Litmited nắm giữ 27,12 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12,19%.

Kết thúc 9 tháng năm 2017, tổng doanh thu hợp nhất của PVI ước đạt 6.615 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch 9 tháng, bằng 76% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 471 tỷ đồng, hoàn thành 121% kế hoạch 9 tháng, bằng 80% kế hoạch năm.

Đối với Công ty mẹ, trong 9 tháng, tổng doanh thu ước đạt 538 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch 9 tháng, bằng 78% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 332 tỷ đồng, hoàn thành 137% kế hoạch 9 tháng, bằng 82% kế hoạch năm.

Sau tuần nhích nhẹ cuối tháng 11, PVI đã đứng giá tham chiếu 35.500 đồng/CP trong phiên sáng đầu tuần ngày 4/12 với khối lượng khớp lệnh đạt 326.700 đơn vị. Tính trung bình 10 phiên vừa qua, khối lượng khớp lệnh của PVI đạt 330.344 đơn vị/phiên.

N.T
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video