Phó Tổng Giám đốc KienlongBank xin từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa công bố thông tin về thay đổi nhân sự cấp cao từ ngày 06/03/2023.

Phó Tổng Giám đốc KienlongBank xin từ nhiệm

KienlongBank cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc của ông Đỗ Anh Tuấn. Theo đó, vì lý do cá nhân, ông Tuấn xin được từ nhiệm chức vụ này kể từ ngày 06/03/2023. Như vậy, Ban Điều hành KienlongBank gồm 01 Tổng Giám đốc và 07 Phó Tổng Giám đốc sau khi vừa bổ sung 02 Phó Tổng Giám đốc trong giai đoạn vừa qua.

Theo thông tin từ KienlongBank, dự kiến trong thời gian tới KienlongBank sẽ có nhiều đổi mới trong bộ máy lãnh đạo quản trị, điều hành khi năm 2023 KienlongBank sẽ bầu bổ sung nhân sự Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2023 – 2027. Với sự đổi mới đội ngũ lãnh đạo và chiến lược đổi mới trong 02 năm vừa qua, KienlongBank được kỳ vọng sẽ có những bứt phá mới trên tiền đề những kết quả ấn tượng cuối giai đoạn 2018 – 2022.

Năm 2022, lợi nhuận trước thuế KienlongBank đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm, đạt gần 682 tỷ đồng và mang về 544,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tính riêng trong Quý 4, KienlongBank đạt 168,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 28,2% so với quý 4 năm 2021. Tổng thu nhập tăng 196,9 tỷ đồng, tương đương tăng 37,14% so với cùng kỳ.

Tính đến thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản hợp nhất của KienlongBank ghi nhận gần 85.760 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 75.843 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 45.498 tỷ đồng, tăng 16,12% so với năm 2021.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video