Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời các vấn đề liên quan đến SCB

Phó thống đốc khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời các vấn đề liên quan đến SCB

Sáng ngày 8/10, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo liên quan đến việc người dân rút tiền trước hạn ở SCB. Sau đó, lãnh đạo NHNN là Phó thống đốc Đào Minh Tú tiếp tục trả lời phỏng vấn về các vấn đề liên quan.

PV: Trước thông tin và hiện tượng người dân rút tiền tại SCB đổ xô đi rút tiền, NHNN có nhận định và khuyến cáo gì với người dân vào thời điểm này thưa ông?

Đúng là trong mấy ngày qua, có những thông tin không tích cực về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên mạng xã hội. NHNN cũng đã có thông tin kịp thời trên Website NHNN để khẳng định sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định cho SCB, đồng thời cũng sẽ có những giải pháp, chính sách theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại SCB. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.

Trước hiện tượng, nhân viên ngân hàng khác chào mời các khách hàng rút tiền tại SCB để gửi vào ngân hàng mình, NHNN có những giải pháp nào để chấn chỉnh, ổn định tình hình, tránh cạnh tranh không lành mạnh? 

Về việc này NHNN đã có Công điện yêu cầu tất cả Chủ tịch HĐQT, TGĐ các NHTM, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý các trường hợp vi phạm. Việc cán bộ NHTM vận động, lôi kéo khách hàng của SCB rút tiền gửi để gửi sang NH mình là cạnh tranh không lành mạnh, có thể tạo ra sự bất ổn cho SCB lúc này và mất an toàn chung cho hệ thống NHTM.

Vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đặc biệt là an toàn của hệ thống ngân hàng sẽ được đảm bảo như thế nào trong mọi tình huống, thưa ông?

An toàn hoạt động của các TCTD là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. NHNN và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các TCTD. NHNN đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB; đồng thời có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng. Chúng tôi cũng mong rằng, những người gửi tiền, những khách hàng vay vốn tại SCB sẽ tiếp tục hợp tác trên tinh thần tích cực, để tạo điều kiện cho sự hoạt động ổn định, liên tục của ngân hàng trong thời gian tới./.

Theo Nhịp sống Thị trường

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video