Phó Thống đốc NHNN: Hiện đã có 2,2 triệu người dùng mobile money, hy vọng năm sau sẽ tăng trưởng 3 con số

Theo Phó Thống đốc, 2,2 triệu người dùng mobile money đến thời điểm hiện nay là con số đáng ghi nhận, nhưng so với số lượng thuê bao điện thoại rất là nhỏ bé, từ đây phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn.

Phó Thống đốc NHNN: Hiện đã có 2,2 triệu người dùng mobile money, hy vọng năm sau sẽ tăng trưởng 3 con số

Ngày 06/10/2022, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media) đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt Dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và tài khoản thanh toán tại Ngân hàng.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, Mobile Money đã được triển khai thí điểm được 11 tháng, đến tháng 8/2022, có khoảng 2,2 triệu tài khoản người dùng Mobile Money. Trong đó, có khoảng 68% người dùng là ở khu vực nông thôn. Điều này đang đi đúng mục tiêu và định hướng của Đề án thí điểm triển khai mobile cho thanh toán hàng hóa nhỏ, đáp ứng nhu cầu thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Qua báo cáo thì có khoảng hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, hơn 50% điểm kinh doanh nằm ở khu vực nông thôn. Như vậy, có nhiều điểm tiếp cận để bà con chuyển tiền vào tài khoản mobile money, và kênh ngày hôm nay để bà con chuyển từ tài khoản Ngân hàng vào tài khoản Mobile Money, qua đó tạo thành hệ sinh thái chung cho phép bà con nhận tiền mặt hoặc nhận tiền qua tài khoản Ngân hàng hoặc tài khoản mobile money và giúp hệ sinh thái mobile sẽ ngày càng hoàn thiện.

Phó Thống đốc nhấn mạnh hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, 2,2 triệu người dùng mobile money đến thời điểm hiện nay là con số đáng ghi nhận, nhưng so với số lượng thuê bao điện thoại rất là nhỏ bé, từ đây phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển hơn.

Thứ hai, theo đề án, Bộ Thông tin và Truyền thông và NHNN sẽ có sơ kết để đánh giá, kiểm tra để đảm bảo hoạt động dịch vụ của các nhà mạng tuân thủ đúng tại Quyết định 316. Trên cơ sở đánh giá đó thì mới đề xuất được nội dung cho giai đoạn tới cho hoạt động mobile money. Bản chất của Mobile Money và tài khoản thanh toán tại Ngân hàng là như nhau, do đó, Phó Thống đốc mong muốn các nhà mạng bên cạnh dịch vụ này tiếp tục cho phép người sử dụng Mobile Money được sử dụng tài khoản Mobile Money ở nhiều điểm chấp nhận thanh toán, trên cơ sở đó người dùng mới có thể dùng để thanh toán mọi hàng hóa dịch vụ như tài khoản Ngân hàng. Bên cạnh việc liên thông với Ngân hàng, Napas thì mobile money phải liên thông với các đơn vị cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ thương mại thiết yếu.

Phó thống đốc hy vọng, sang năm, tốc độ tăng trưởng rơi vào 3 con số, hướng tới mục tiêu trên dưới 10 triệu thuê bao có thể sử dụng mobile money, mang lại tiện ích thiết thực cho người dùng và phát triển mobile money.

Theo H. Kim (Nhịp sống kinh tế)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video