Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi - Ảnh 1.

Cầu Đại Ngãi được khởi công trong quý 1/2023.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung Khung chính sách; cùng với UBND các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước.

* Được biết, Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu nối 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng sẽ được khởi công gói thầu đầu tiên trong quý 1/2023.

Đây là dự án lớn, có vai trò rất quan trọng với 2 địa phương và khu vực Tây Nam Bộ, giúp nối thông toàn tuyến Quốc lộ 60.

Dự án cầu Đại Ngãi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1478/QĐ-TTg năm 2019, với vốn đầu tư bằng nguồn ODA của Nhật Bản. 

Tuy nhiên, sau đó dự án được điều chỉnh chủ trương tại Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 là đầu tư hoàn toàn bằng vốn ngân sách Nhà nước, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 8.014 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, dự án cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 sẽ rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và phân luồng, giảm tải cho Quốc lộ 1, rút ngắn khoảng cách 80 km so với sử dụng tuyến Quốc lộ 1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về Thành phố Hồ Chí Minh, giảm thời gian di chuyển khoảng 1,5-2 giờ chờ và di chuyển qua 2 phà vượt sông Hậu.

Theo Vũ Phương Nhi (Chinhphu.vn)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video