Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án nâng cấp Quốc lộ 28B qua Bình Thuận và Lâm Đồng

Tại Công văn số 578/TTg-CN ngày 8/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng.
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án nâng cấp Quốc lộ 28B qua Bình Thuận và Lâm Đồng - Ảnh 1.

Phê duyệt Khung chính sách bồi thường Dự án nâng cấp Quốc lộ 28B qua Bình Thuận và Lâm Đồng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bình Thuận và UBND tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin và số liệu; chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.

* Dự án trên có điểm đầu tại Km 0+00, giao QL1A tại Km 1656+900 (huyện Bắc Ninh, tỉnh Bình Thuận) và điểm cuối tại Km 68+100 – ngã ba Tahine giao với QL20 tại Km 185+690 (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Với tổng chiều dài tuyến khoảng 69km được đầu tư quy mô đường cấp III, đạt vận tốc thiết kế 60 – 80km/h; chiều rộng nền đường là 12m và mặt đường là 11m.

Dự án sau khi hoàn thành được kỳ vọng từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng theo quy hoạch. Cùng đó, tăng cường liên kết vùng, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang Đông – Tây kết nối khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh miền Trung và giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông.

Dự án cũng sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung.

Theo Vũ Phương Nhi (Chinhphu.vn)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video