Ông Võ Trường Thành bị bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch

Ngoài ông Võ Trường Thành, 1 loạt các nhân sự của doanh nghiệp này cũng bị miễn nhiệm, chấm dứt tư cách thành viên.

[caption id="attachment_30290" align="aligncenter" width="660"]Ông Võ Trường Thành Ông Võ Trường Thành[/caption]

Sáng nay, Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có thông báo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành (TTF) về việc thay đổi, bổ sung các cán bộ quản lý công ty.

Theo đó, ông Võ Trường Thành bị bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty từ ngày 12/8/2016 do ông Võ Trường Thành đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT trong tình hình khó khăn khẩn cấp của công ty.

Ngoài ông Thành, 1 loạt các nhân sự của doanh nghiệp này cũng bị miễn nhiệm, chấm dứt tư cách thành viên. Trong đó, kể từ ngày 13/8/2016, bà Trần Hoài An bị chấm dứt tư các thành viên HĐQT theo nguyện vọng cá nhân.

Miễn nhiệm ông Tạ Văn Nam - Phó Tổng giám đốc thường trực và ông Đinh Văn Hóa khỏi vị trí Phó Tổng giám đốc kể từ ngày 12/8/2016 theo nguyện vọng cá nhân. Ông Hóa cũng chấm dứt tư cách thành viên HĐQT TTF kể từ ngày 13/8.

Bên cạnh đó, TTF cũng bầu bà Vũ Tuyết Hằng làm Chủ tịch HĐQT thay ông Thành. Bà Hằng cũng được bầu làm thành viên HĐQT mới thay bà Hoài An.

Bà Phạm Thị Huyền Nga được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch HĐQT và bà Dương Thị Thụy Như làm Phó Tổng Giám đốc thường trực kể từ ngày 13/8/2016.

Trước đó, ông Võ Trường Thành đã có đơn xin từ nhiệm vị trí CEO thay vì kiêm nhiệm cả 2 vị trí Chủ tịch HĐQT và CEo của Gỗ Trường Thành. Bà Vũ Tuyết Hằng lên thay chức ông Thành. Bà Vũ Tuyết Hằng sinh năm 1968, tốt nghiệp Đại học Thương mại và có bằng cử nhân Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Trước khi về đầu quân cho Vingroup vào năm 2006, bà là Trưởng phòng xuất nhập khẩu của Chi nhánh Công ty Schmidt tại TP HCM từ năm 1994 đến 2005 Bà tham gia Hội đồng quản trị của Vingroup từ năm 2011 đến 2016 và giữ vị trí Phó tổng giám đốc tập đoàn này từ năm 2010 cho đến nay.
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video