Ông Trần Lệ Nguyên: KDC dự kiến sáp nhập Vocarimex trong năm nay

Ngoài ra, ông Nguyên còn khẳng định việc hoàn tất bán 20% mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại sẽ được thực hiện vào tháng 7 năm nay. Đó cũng là lý do năm 2016, KDC lên kế hoạch lãi trước thuế 1.500 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ là 1.800 tỷ đồng.

Sáng nay (17/6), CTCP Tập đoàn KIDO (Mã: KDC - HoSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016.

Phóng viên Người Đồng Hành (NDH) có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn.

- Thưa ông, trước thềm Đại hội cổ đông, thị trường rộ lên tin đồn đoán KDC khả năng sẽ hủy niêm yết trong thời gian tới, khi mà Công ty mua vào lượng lớn cổ phiếu quỹ. Liệu điều này có đúng không, thưa ông?

KIDO không có chuyện hủy niêm yết, chắc chắn là không hủy. KIDO đang trên đà phát triển vượt bậc với những thương hiệu kinh doanh dẫn đầu trong ngành lạnh và tiếp tục thúc đẩy các mảng kinh doanh mới như mì, dầu, hạt nêm trong thời gian tới. Việc mua cổ phiếu quỹ, Tập đoàn có khả năng tài chính nên mua lại, khi được giá có thể bán ra, điều này hết sức bình thường.

- Vậy còn việc bán nốt 20% mảng bánh kẹo còn lại cho đối tác Mondelez thì sao, thưa ông? Điều này chưa được đề cập trong nội dung các tờ trình Đại hội năm nay.

Theo lộ trình, việc hoàn tất bán 20% mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại sẽ được thực hiện vào tháng 7 năm nay. Đó cũng là lý do năm 2016, chúng tôi lên kế hoạch lãi trước thuế 1.500 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ là 1.800 tỷ đồng.

- Năm nay, KIDO có kế hoạch mở rộng thêm các ngành hàng nào hay không?

Ngoài mảng kem sẽ được đẩy mạnh hơn nữa, sắp tới KIDO sẽ sáp nhập Vocarimex hoặc một số công ty nhỏ khác để ghi nhận doanh thu chừng 4.000 - 5.000 tỷ đồng. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành việc sáp nhập này và khả năng hoàn thành sáp nhập trong năm nay.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video