Ông Nguyễn Phi Hùng làm Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó TGĐ Vietcombank Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng giám đốc PGBank

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa công bố thông tin về thay đổi các nhân sự cấp cao, các vị trí quan trọng bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Giám đốc Nhân sự.

Cụ thể, HĐQT PG Bank miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7/2023. Ngân hàng cũng miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.

Từ ngày 2/7, ông Nguyễn Phi Hùng chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Ngân hàng cũng bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng Giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc theo điều lệ.

Ông Nguyễn Phi Hùng làm Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó TGĐ Vietcombank Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng giám đốc PGBank - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Phi Hùng

Ông Nguyễn Phi Hùng tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Viện Công nghệ Châu Á – AIT. Với trên 20 năm kinh nghiệm ngành tài chính ngân hàng, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB); Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank); Trưởng phòng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Trưởng phòng phụ trách giao dịch ngân quỹ tại Ngân hàng Citibank NA Hà Nội. Ngày 02/11/2020, ông gia nhập PG Bank với chức danh Quyền Tổng Giám đốc và được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc vào ngày 10/12/2020. Tháng 07/2021, ông được bổ nhiệm là Thành viên Hội đồng Quản trị của PG Bank.

Ông Phạm Mạnh Thắng sinh năm 1962, có trình độ chuyên môn Tiến sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng, Kỹ sư toán ứng dụng - Đại học Bách khoa Hà Nội; Cử nhân kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân. Được biết, ông Thắng là nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietcombank. 

Từ tháng 5/1985 đến tháng 9/1991, ông Phạm Mạnh Thắng công tác tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh đồng giữ vị trí Phó Bí thư Chi đoàn Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh. Từ tháng 9/1991 cho đến tháng 12/2002, ông công tác tại Chi nhánh Vietcombank tỉnh Quảng Ninh và giữ vị trí Phó Giám đốc Chi nhánh. Từ tháng 12/2002 đến tháng 3/2014, ông Thắng giữ vị trí Giám đốc Chi nhánh, Bí thư Đảng Bộ Vietcombank tỉnh Hải Dương, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương. Đến tháng 3/2014, ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc Vietcombank cho đến khi nghỉ chế độ hưu trí từ 1/5/2023.

Ông Nguyễn Phi Hùng làm Chủ tịch HĐQT, nguyên Phó TGĐ Vietcombank Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng giám đốc PGBank - Ảnh 2.

Ông Phạm Mạnh Thắng

Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, PG Bank cũng bổ nhiệm một vị trí cấp cao khác là Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực. Bà Định Thị Huyền Thanh đảm nhận vị trí này từ ngày 2/7/2023.

PG Bank có những xáo trộn về mặt nhân sự thời gian gần đây sau khi cổ đông lớn Petrolimex đã thoái vốn thành công khỏi ngân hàng vào hồi đầu tháng 4. Cụ thể, Petrolimex đã đấu giá công khai 120 triệu cổ phiếu PGB của PG Bank tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Theo kết quả đấu giá, 3 tổ chức và 1 cá nhân trong nước đã mua vào toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGB với giá bình quân 21.400 đồng/cp.

Sau đó, 3 tổ chức mua thành công cổ phiếu PG Bank lộ diện. Đó là: CTCP Quốc tế Cường Phát (Cường Phát), CTCP Thương mại Vũ Anh Đức (Vũ Anh Đức) và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh (Gia Linh).

Trong một diễn biến khác, PG Bank vừa qua đã có thông báo về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoại tại ngân hàng từ 2% lên 30% (mức trần theo quy định) từ ngày 26/6. Trong khi đó, hiện khối ngoại chỉ sở hữu tổng cộng 306.300 cổ phiếu PGB, tương đương 0,1% lượng cổ phiếu lưu hành. Như vậy, room ngoại tại PG Bank đang trống tới 29,9% và là một trong số ít ngân hàng còn trống gần như toàn bộ room ngoại.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video