NVT: Quý 3 lãi ròng cổ đông công ty mẹ hơn 1 tỷ đồng

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2016, CTCP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) có doanh thu thuần tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 54 tỷ đồng; lãi ròng hơn 1 tỷ đồng.

Cụ thể, với mức doanh thu tăng trưởng 37% lên 53,6 tỷ đồng, sau khi trừ giá vốn, NVT mang về khoản lãi gộp 27,8 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với quý 3/2015.

Doanh thu từ hoạt động tài chính không có nhiều thay đổi khi vẫn giữ ở mức gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại được cắt giảm đáng kể, xuống còn hơn 4.2 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng 46% lên hơn 6 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn giữ ở mức hơn 15,3 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, NVT kết thúc quý 3 với khoản lãi trước thuế gần 6,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, cổ đông Công ty mẹ chỉ thu về hơn 1 tỷ đồng lãi ròng, phần còn lại được chia cho cổ đông không kiểm soát (gần 5,5 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm 30/09/2016, khoản lỗ lũy kế của NVT đang dừng ở con số 209,2 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn hơn 871 tỷ đồng. Ngoài ra, NVT vẫn đang gánh khoản vay và nợ thuê tài chính hơn 293 tỷ đồng, trong đó có gần 54,4 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 238,6 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Mặt khác, tính đến hết quý 3/2016, tài sản ngắn hạn của NVT ở mức 354 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại khoản phải thu ngắn hạn tới gần 331 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn chiếm tới 67% khoản phải thu với gần 223 tỷ đồng. Đối tượng phải thu lớn nhất là CTCP Du lịch Tân Phú với hơn 203 tỷ đồng, đồng thời đơn vị này cũng "nợ" một khoản vay hơn 71.5 tỷ đồng với NVT.

Bên cạnh đó, NVT cũng đang có hơn 426 tỷ đồng tài sản dở dang, chiếm 44% tài sản dài hạn của Công ty. Trong đó phần chi phí dở dang tập trung chủ yếu tại dự án Six senses Latilude Sài Gòn River với hơn 362,2 tỷ đồng.

Theo Vietstock

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video