Những đơn vị kinh doanh nào đã hỗ trợ thanh toán qua Apple Pay tại Việt Nam?

Một số nhà bán lẻ thiết bị di động, chuỗi cà phê, thức ăn nhanh và cả sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ thanh toán qua Apple Pay

Những đơn vị kinh doanh nào đã hỗ trợ thanh toán qua Apple Pay tại Việt Nam?

Bắt đầu từ 8/8, Apple Pay, phương thức thanh toán không tiền mặt của Apple đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam trở thành nước thứ ba tại khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Apple Pay, sau Malaysia và Singapore.

Trong giai đoạn đầu, Apple Pay sẽ liên kết với một số ngân hàng như Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, VPBank và Sacombank.

Theo thông báo chính thức từ Apple, dịch vụ này có thể sử dụng ở nhiều cửa hàng siêu thị điện máy như CellphoneS, TopZone, Thế Giới Di Động, Hoàng Hà Mobile, F.Studio by FPT, FPT Shop, ShopDunk, Điện Máy Xanh, Viettel Store. 

Các cửa hàng, siêu thị mua sắm như Emart, Decathlon, Hasaki, Nhà Thuốc Long Châu, Adidas, Annam Gourmet, Kokonic, LOTTE Mart, Watsons. Ngoài ra, Apple Pay còn được chấp nhận tại các địa điểm ăn uống như Rang Rang Coffee, Starbucks, The Pizza Company và McDonald’s cũng đã hỗ trợ hình thức thanh toán này. Đáng chú ý, Taxi Mai Linh là đơn vị taxi truyền thống đầu tiên sử dụng hình thức thanh toán của Apple

Bên cạnh đó, phương thức thanh toán này cũng đã có thể sử dụng trên các ứng dụng đặt hàng online hoặc sàn thương mại điện tử như BAEMIN, Be, Mytour và Shopee.

Apple Pay là dịch vụ thanh toán di động không dùng tiền mặt của Apple, được sử dụng trên iPhone, Apple Watch, iPad và máy Mac. Apple Pay thay thế thẻ chip của thẻ visa khi thanh toán qua các máy POS tại các điểm bán hàng.

Công nghệ thanh toán Apple Pay sử dụng phương thức giao tiếp không dây, dùng các thiết bị của Apple để kết nối NFC với các máy thanh toán mà không cần dùng thẻ ngân hàng. Việc này giúp hạn chế nguy cơ lộ thông tin thẻ, đồng thời mang lại sự tiện dụng cho người dùng.

Theo Statistics, Apple Pay hiện có 507 triệu người dùng toàn cầu, và có khả năng tiếp cận được khoảng 48% người dùng iPhone trên toàn thế giới. Theo khảo sát của hãng này, 5/10 người được hỏi ở Mỹ cho biết họ đã sử dụng Apple Pay tại một cửa hàng hoặc nhà hàng từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021.

Theo Khánh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video