Nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao tại ngân hàng NCB

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã: NVB) vừa công bố thông tin về thay đổi nhân sự cấp cao của ngân hàng.

Nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao tại ngân hàng NCB

Cụ thể, HĐQT NCB đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Dương Thị Lệ Hà từ ngày 25/12/2022.

Trước đó, hồi tháng 8/2021, bà Dương Thị Lệ Hà (sinh năm 1974) được bổ nhiệm vị trí Quyền Tổng Giám đốc NCB thay cho ông Phạm Thế Hiệp. Tuy nhiên đến tháng 5/2022, HĐQT NCB đã ra quyết định thôi đảm nhiệm chức danh Quyền TGĐ theo nguyện vọng cá nhân của bà Hà và giao bà Hà đảm nhận vị trí Phó TGĐ.

Bên cạnh đó, HĐQT NCB cũng bổ nhiệm có thời hạn chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Đỗ Thị Đức Minh (sinh năm 1975) từ ngày 8/12/2022 đến 26/9/2023.

Cùng ngày, ngân hàng cũng có quyết định bổ nhiệm có thời hạn 12 tháng chức danh Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân đối với ông Tạ Kiều Hưng (sinh năm 1980).

Trong vòng 1 tháng qua, NCB đã có khá nhiều thay đổi về lãnh đạo cấp cao. Trong đó, hồi đầu tháng 12, ngân hàng đã miễn nhiệm chức danh Phó Giám đốc Khối kiêm Kế Toán Trưởng – Khối Quản trị Tài chính đối với bà Đỗ Thị Thanh Hường, có hiệu lực từ ngày 2/12. Đồng thời, NCB bổ nhiệm bà Bùi Thị Khánh Vân lên làm Phó Giám đốc Khối kiêm Kế toán trưởng – Khối Quản trị Tài chính từ ngày 2/12/2022 đến 13/11/2023.

Trước đó nữa, ngày 14/11, NCB bổ nhiệm chức danh Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Quản trị Rủi ro đối với bà Phạm Thị Hiền (sinh năm 1973). Theo quyết định, bà Hiền đảm nhận vị trí mới trong thời hạn 12 tháng (từ 14/11/2022 đến 13/11/2023).

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video