Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) vừa công bố thông tin cho biết hầu hết các thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng và một số thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã đăng ký mua vào cổ phiếu.

Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB

Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB (Ảnh minh họa).

Theo đó, Ông Huỳnh Ngọc Huy - Chủ tịch HĐQT của LPB đăng ký mua thêm 300.000 cổ phiếu, tương ứng 0,02% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Hai thành viên Hội đồng Quản trị khác là Ông Lê Hồng Phong và Bà Dương Hoài Liên cùng Ông Trần Thanh Tùng, Trưởng Ban Kiểm soát, đều đăng ký mua thêm mỗi người 100.000 cổ phiếu.

Có tới 14/15 thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng đăng ký mua thêm. Trong đó, các Phó Tổng Giám đốc là Bà Lê Thị Thanh Nga, Bà Nguyễn Ánh Vân và Bà Nguyễn Thị Gấm mỗi người đăng ký mua thêm 437.000 cổ phiếu.

Đáng chú ý, Ông Dương Công Đoàn, anh ruột của Ông Dương Công Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank đăng ký mua vào 10.000.000 cổ phiếu, tương đương 0,8% tổng số cổ phiếu LPB đang lưu hành.

Thời gian dự kiến thực hiện các giao dịch mua thêm cổ phiếu trên đây là vào ngày 22/6/2022.

Ngày 17/6/2022 LienVietPostBank công bố thông tin cho biết trong đợt chào bán 265.000.000 cổ phần để nâng vốn điều lệ của Ngân hàng phát hành ngày 26/3/2022 thì 230.820.670 cổ phần đã được phân phối (tương đương 87,1% số cổ phần chào bán). Hiện nay, tổng số vốn điều lệ của LienVietPostBank là 12.386 tỷ đồng. Nếu đợt chào bán này hoàn thành, vốn điều lệ của Ngân hàng sẽ đạt 15.036 tỷ đồng.

Theo Linh Linh (Bizlive)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video