Nhà giá rẻ thiết lập mặt bằng giá mới

Nguồn cung hạn chế, quỹ đất khan hiếm, tiền sử dụng đất tăng, do vậy việc tìm mua căn hộ có giá trên 1 tỷ đồng tại Hà Nội cũng như TP.HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay.

[caption id="attachment_77704" align="aligncenter" width="600"] Tứ Hiệp Plaza - một trong những dự án nhà ở giá rẻ hiếm hoi trên thị trường Hà Nội[/caption]

Khi nói đến nhà giá rẻ, giới đầu tư kinh doanh bất động sản thường lấy ngưỡng những căn hộ có giá từ 14 -18 triệu đồng/m2. Tuy nhiên nếu 4 năm trước vẫn có thể tìm được nhà với giá 12 triệu đồng/m2 thì nay hiếm còn dự án nào có mức giá dưới 20 triệu/m2.

Doanh nghiệp chưa mặn mà

Tại TP.HCM, gần đây thị trường chỉ có 4 - 5 dự án mới đủ tiêu chí giá rẻ như Hiệp Thành Buldings (15 - 17 triệu/m2); EhomeS Nam Long (giá 16 -18,5 triệu/m2); Vĩnh Lộc D Gold (giá 16-18 triệu/m2); Tecco Town Bình Tân (giá 17,5 -18 triệu/m2); Lotus Apartment Lotus Apartment (18 triệu/m2).

Còn Hà Nội, lác đác chỉ có vài dự án đến từ các chủ đầu tư uy tín như: Tứ Hiệp Plaza, chung cư Hateco Hoàng Mai, chung cư Park View Residence, Gelexia Riverside, The K Park Văn phú... Hầu hết các dự án này đều đã triển khai gần xong phần thô và đang được rao bán với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2.

Bà Trần Thị Cẩm Tú - Tổng giám đốc CTCP bất động sản Eximrs cho biết, thời gian qua các doanh nghiệp chú trọng phát triển dự án cao cấp nhiều hơn, dẫn đến lệch pha giữa hai phân khúc ngày càng nhiều. Ngoài ra, quỹ đất có vị trí tốt, thuận lợi ngày càng khan hiếm, chi phí vật liệu xây dựng tăng, nếu doanh nghiệp phát triển dự án ở phân khúc giá trung bình thì lợi nhuận không cao. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này.

Còn ông Lê Ngọc Quỳnh - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hợp tác Thịnh Vượng (TVR) thừa nhận, nhu cầu nhà giá rẻ rất lớn nhưng để phát triển số lượng lớn căn hộ giá rẻ lại không phải chuyện đơn giản bởi nhà đầu tư triển khai phân khúc này phải có năng lực thực hiện cực lớn để cân đối giá thành.

“Làm nhà giá rẻ không phải chỉ cần vốn, cái chính là cân đối vốn sao cho hợp lý để đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng. Nếu làm nhà giá rẻ để hỗ trợ chủ trương, và thành phố hỗ trợ thủ tục và đất đai thì dễ, còn làm để kinh doanh kiếm lợi nhuận thì cực kỳ khó khăn”, ông Quỳnh nói.

Giá sẽ tăng 20%

Nói về nguồn cung căn hộ bình dân trong thời gian tới, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng giám đốc L&L Group cho rằng, sự khan hiếm sẽ tiếp diễn. Bên cạnh vấn đề quỹ đất, chi phí đầu tư thì những quy định của Nhà nước về chỉ tiêu diện tích tối thiểu của căn hộ thương mại, khống chế về mật độ dân số khiến diện tích căn hộ lớn hơn nên sẽ không còn nhà giá 1 tỷ đồng trở xuống, mức dao động bình quân phải từ 1,3 - 1,5 tỷ đồng/căn trở lên. Nhà giá rẻ sẽ tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới trong những tháng tới.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Duy Minh, căn hộ bình dân thường có mức tăng giá từ 10 - 15%, song năm 2018, tỷ lệ này có thể là 20%.

[caption id="attachment_77703" align="aligncenter" width="600"] Nhu cầu mua nhà giá rẻ đang rất lớn nhất là thời điểm cuối năm[/caption]

Từ thực tế khu căn hộ Him Lam Phú Đông (giá từ 1,1 - 1,2 tỷ đồng/căn), ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Him Lam Land cho biết, hiện giá căn hộ đã tăng từ 30 - 40% so với thời điểm mở bán giữa năm 2016.

Hay như khu căn hộ Citihome (quận 2) do Kiến Á Group phát triển (bàn giao cho khách hàng từ tháng 4/2016) có đơn giá khoảng 14 triệu đồng/m2 (từ 700 triệu đồng/căn) nhưng sau khi cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi vào hoạt động và sau này là nút giao thông Mỹ Thủy (giữa năm 2016), giá trên thị trường thứ cấp đã lên mức 18 - 20 triệu đồng/m2.

Còn tại Hà Nội, ông Lê Ngọc Quỳnh - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hợp tác Thịnh Vượng (TVR) dẫn chứng, cách đây gần 1 năm, công ty ông chào bán hơn 600 căn hộ tại dự án Tứ Hiệp Plaza (Thanh Trì, Hà Nội) với giá 1,1 tỷ đồng/căn 60m2 và hiện tại những căn hộ tại dự án đã tăng lên 20%.

Càng về cuối năm lượng khách hàng đến tìm hiểu dự án và xem căn hộ mẫu càng đông, có ngày lên đến 20 người. “Vào ngày 24/12 tới, dự án Tứ Hiệp Plaza sẽ chính thức cất nóc. Nhân dịp này tôi muốn tri ân khách hàng cũ và khách hàng mới mua nhà với phần quà lên đến 1 cây vàng 9999 và nhiều giải thưởng có giá trị lên đến 200 triệu đồng” – ông Quỳnh cho biết.

Với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường bất động sản, ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, một thị trường muốn bền vững thì phải cân đối cung cầu. Một mặt đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nhưng mặt khác cũng phải có nguồn cung nhà ở phù hợp với túi tiền và nhu cầu ở thực của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở.

 “Về phía Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ có kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ xin các ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô nhỏ, giá thấp để làm cho thị trường cân bằng và đáp ứng đúng nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của người dân” – ông Nam khẳng định.

Theo Thiên Bình Enternews

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video