Người cũ của Vietcombank bất ngờ trở thành chủ tịch Eximbank mới

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bầu ông Cao Xuân Ninh làm chủ tịch và ông Nguyễn Cảnh Vinh làm quyền tổng giám đốc vào hôm nay.

Chỉ 4 ngày trước thời điểm cận kề trước đại hội đồng cổ đông năm 2019 lần 2 dự kiến diễn ra vào 26/5 tới, HĐQT Eximbankđồng loạt thông qua nghị quyết bổ nhiệm 2 vị trí quan trọng nhất tại ngân hàng.

Cụ thể, ông Cao Xuân Ninh được bầu làm chủ tịch HĐQT mới thay ông Lê Minh Quốc. Trước đó, ông Quốc đã gửi đơn từ nhiệm chức danh chủ tịch và được HĐQT chấp thuận cũng vào hôm nay.

Bất ngờ với tân Chủ tịch Cao Xuân Ninh

Ông Ninh sinh năm 1962, có bằng cử nhân chuyên ngành tín dụng đối ngoại và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tân chủ tịch Eximbank từng giữ một số chức vụ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombanknhư phó giám đốc chi nhánh Vũng Tàu, phó giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh, giám đốc chi nhánh Tiền Giang, giám đốc chi nhánh Kỳ Đồng.

Nguoi cu cua Vietcombank bat ngo tro thanh chu tich Eximbank moi hinh anh 1
Tân Chủ tịch HĐQT Eximbank Cao Xuân Ninh. Ảnh: Eximbank.

Ngoài ra, ông Ninh còn từng đảm nhiệm vai trò giám đốc Công ty tài chính Việt Nam tại Hong Kong VINAFICO; phó và trưởng Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM. 

Ông Ninh tham gia HĐQT Eximbank với vị trí thành viên từ tháng 12/2015. Tuy nhiên, ông từng có đơn từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT của nhà băng này vào tháng 4/2016. Hiện ông Ninh cũng là chủ tịch HĐTV Eximbank AMC.

Việc ông Ninh chính thức ngồi vào ghế nóng chủ tịch tại Eximbank có phần bất ngờ khi những tranh chấp quyền lực 2 tháng vừa qua tại ngân hàng xoay quanh ông Lê Minh Quốc và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Cụ thể, ngày 22/3, HĐQT Eximbank ra nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú, thành viên HĐQT, giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) thay ông Lê Minh Quốc, thành viên HĐQT độc lập bị bãi nhiệm.

Sau đó, ông Quốc gửi đơn kiện cho rằng nghị quyết số 112 của HĐQT Eximbank là không có giá trị pháp lý. TAND TP.HCM áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu Eximbank dừng thực hiện nghị quyết thay đổi vị trí chủ tịch HĐQT để thụ lý hồ sơ của ông Quốc. Đại diện Eximbank có đơn khiếu nại về quyết định của tòa nhưng bị bác đơn.

Đến ngày 14/5, TAND TP.HCM hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu dừng thực hiện nghị quyết về việc thay đổi chức danh chủ tịch HĐQT Eximbank và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc "Tranh chấp giữa các thành viên HĐQT của công ty cổ phần" giữa nguyên đơn là ông Lê Minh Quốc và bị đơn là một số thành viên HĐQT của Eximbank do đại diện theo ủy quyền của ông Quốc có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện.

Nhưng một ngày sau, HĐQT Eximbank lại thông qua nghị quyết thông qua việc chấm dứt hiệu lực của nghị quyết 112 bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm chủ tịch ngân hàng.

Nguoi cu cua Vietcombank bat ngo tro thanh chu tich Eximbank moi hinh anh 2
Bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Lê Minh Quốc trao đổi với nhau hôm 26/4. Ảnh: Thy Thơ/Nld.com.vn.

Ghế CEO có chủ sau hơn một tháng bỏ trống

Cũng trong ngày 22/5, HĐQT Eximbank thông qua việc bầu ông Nguyễn Cảnh Vinh, phó tổng giám đốc thường trực làm quyền tổng giám đốc ngân hàng. Ông Vinh cũng là nhân sự dự kiến cho vị trí tổng giám đốc Eximbank.

Quyền tổng giám đốc mới của Vietcombank từng giữ chức tổng giám đốc SeABank và phó tổng giám đốc Techcombank. Ông Vinh trở thành phó tổng giám đốc thường trực của Eximbank từ tháng 4/2018.

Trước đó, sau khi hợp đồng lao động của Tổng giám đốc Lê Văn Quyết hết hạn vào đầu tháng 4, Eximbank không gia hạn hợp đồng mới với ông Quyết và nhà băng này đã khuyết vị trí CEO trong hơn một tháng.

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video