Ngày 24/11, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.

Ngày 24/11, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%

Theo Nghị quyết của HĐQT, ngày 24/11/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% theo phê duyệt của NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu).

Trước đó, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu và ngày 02/11/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản số 7265/UBCK-QLCB về việc chấp thuận phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của SHB. Ngay sau khi thực hiện chốt danh sách cổ đông, SHB sẽ thực hiện thủ tục chia cổ tức theo quy định.

Sau khi hoàn thành việc chi trả cổ tức, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng, lên mức 30.674 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính mới công bố, trong 9 tháng đầu năm 2022, SHB ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 528 nghìn tỷ đồng; Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt gần 400 nghìn tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 380 nghìn tỷ đồng; và Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.035 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

Theo Thanh Bình (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video