Ngân sách trung ương sẵn sàng 14,5 nghìn tỷ mua vắc xin COVID-19

Bộ Tài chính cho hay, hiện ngân sách trung ương đã dành trên 14.500 tỷ đồng để mua vắc-xin phòng COVID-19. Bên cạnh đó, Quỹ vắc xin COVID-19 đã tiếp nhận trên 5.000 tỷ đồng đóng góp từ cộng đồng, nhưng vẫn còn trên 2.600 tỷ đồng đã cam kết nhưng chưa chuyển tiền.

Ngân sách trung ương sẵn sàng 14,5 nghìn tỷ mua vắc xin COVID-19

Ảnh minh hoạ

Bộ Tài chính vừa có báo về tình hình ngân sách 5 tháng đầu năm gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có các khoản chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện chính hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cụ thể, hiện ngân sách trung ương đã dành trên 14,5 nghìn tỷ đồng để mua vắc xin phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, tính tới trưa 15/6, Quỹ vắc xin COVID-19 đã tiếp nhận được hơn 5.093 tỷ đồng ủng hộ trực tiếp từ hơn 302.500 tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra, vẫn còn trên 2.600 tỷ đồng các tổ chức, cá nhân đã cam kết tài trợ quỹ nhưng chưa chuyển tiền.

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2020, ngân sách nhà nước đã chi hơn 21.100 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo đời sống cho người dân.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, riêng trong 5 tháng đầu năm nay, cơ quan tài chính đã gia hạn 21.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm hơn 2.460 tỷ đồng thuế, phí và lệ phí.

Theo Lê Hữu Việt (Tiền phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video