Ngân hàng siết nợ nhiều công ty bất động sản

Loạt doanh nghiệp bất động sản với dự án hàng trăm, nghìn tỷ bị ngân hàng siết nợ trong thời gian gần đây. Trong đó, mới đây có 2 doanh nghiệp lớn tại Quảng Ninh với nhiều dự án khu đô thị bị ngân hàng rao bán tài sản.

Ngân hàng siết nợ nhiều công ty bất động sản

Ảnh minh họa

Mới đây, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) thông báo chào bán tài sản của Công ty TNHH Quan Minh.

Cụ thể MBAMC đang được ngân hàng MB giao nhiệm vụ thu hồi khoản nợ của Công ty TNHH Quan Minh (Công ty Quan Minh) phát sinh nợ quá hạn tại MB. Do công ty này không có khả năng trả nợ, MBAMC tiến hành xử lý bán tài sản thế chấp là phần vốn góp tại Công ty Quan Minh để thu nợ.

Cụ thể, phần vốn góp có giá trị 250 tỷ đồng, trong đó 225 tỷ đồng là phần vốn góp của ông Hoàng Văn Cường tương đương 90% vốn điều lệ công ty và 25 tỷ đồng của ông Hoàng Bá Dũng, tương đương tỷ lệ 10%.

Được biết, công ty Quan Minh là doanh nghiệp bất động sản tại Quảng Ninh, chủ đầu tư Dự án Khu dân cư đô thị Ocean Park tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Khu đô thị nằm trên khu đất rộng 41,8 ha, riêng đầu tư hạ tầng lên tới 391 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng hiện bị chậm tiến độ. 

Thêm một "đại gia" bất động sản khác ở Quảng Ninh cũng bị VietinBank và Agribank siết nợ thời gian gần đây. Cụ thể, VietinBank rao bán khoản nợ hơn 60 tỷ đồng của Tập đoàn Xuân Lãm để thu hồi nợ vay, với giá khởi điểm gần 48 tỷ. Trong khi đó, Agribank cũng chào bán khoản nợ hơn 312 tỷ của công ty này.

Tập đoàn Xuân lãm là đơn vị được giao làm chủ đầu tư thực hiện ba dự án lớn ở TP. Uông Bí là: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư và dịch vụ thương mại tại phường Trưng Vương (11,1 ha); dự án khu đô thị tại phường Trưng Vương (23,57 ha); dự án Khu đô thị mới Chạp Khê, phường Nam Khê (37,4 ha).

Loạt doanh nghiệp bất động sản khác với các dự án hàng trăm, nghìn tỷ cũng bị ngân hàng siết nợ trong thời gian gần đây. 

Sacombank đang rao bán nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM. Trong đó có khoản nợ 596 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, được thế chấp bằng 40 triệu cổ phiếu Công ty CP Bất động sản Đô Thành (DTR); khoản nợ 1.143 tỷ của Công ty TNHH Bất động sản Phước Trí, với tài sản đảm bảo là dự án 7.016m2 tại số 201-203 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình, TP.HCM).

Sacombank cũng đang rao bán khoản nợ 2.402 tỷ đồng của loạt Công ty Bất động sản Quang Vinh; Công ty Nam Đô Long và 3 cá nhân liên quan, với tài sản bảo đảm là 25,2 triệu cổ phần Công ty CP Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Vũng Tàu Intourco).

Ngoài ra, tại Sacombank còn có khoản nợ 1.217 tỷ của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Bất động sản Minh Dương với tài sản đảm bảo là dự án chung cư 3.103m2 tại 212B/C79 Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM); khoản nợ 474 tỷ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kim Kim Hoàn Mỹ được thế chấp bằng lô đất 21-23 Nguyễn Biểu (quận 5, TP.HCM)…

Còn tại BIDV, ngân hàng đang "mắc kẹt" với nhiều khoản nợ xấu của các công ty bất động sản. Trong đó, khoản nợ giá trị gần 500 tỷ của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang, Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên đã được ngân hàng này rao bán rất nhiều lần. Trong lần rao bán gần đây nhất, khoản nợ được chào bán với giá khởi điểm hơn 252 tỷ đồng, tức chỉ bằng một nửa giá trị khoản nợ.

Tài sản đảm bảo khoản nợ gồm có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 (nay là TP Thủ Đức). Mặc dù đây là dự án địa ốc có vị trí ở khu vực nóng nhất thời gian qua liên quan đến hiệu ứng TP Thủ Đức, BIDV vẫn không thể phát mãi thành công. Theo giới chuyên môn, nguyên nhân là do đang vướng tranh chấp tài sản nhiều bên, bên ngân hàng khởi kiện còn có cả tranh chấp người dân mua nền đất theo hình thức góp vốn.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video