Ngân hàng nhà nước lấy ý kiến sửa đổi quy định về tái cấp vốn trái phiếu đặc biệt của VAMC

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Thông tư về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC (thay thế Thông tư số 18/2015/TT-NHNN) để phù hợp với thực tế xử lý và quy định pháp luật có liên quan.

Ngân hàng nhà nước lấy ý kiến sửa đổi quy định về tái cấp vốn trái phiếu đặc biệt của VAMC

Dự thảo sẽ vẫn kế thừa phần lớn Thông tư số 18/2015/TT-NHNN. Tuy nhiên, văn bản sẽ điều chỉnh một số điều khoản theo hướng tinh gọn và chặt chẽ hơn.

Về khái niệm TCTD Việt Nam, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể nên Dự thảo Thông tư không quy định lại nội dung này.

Văn bản có sửa đổi, bổ sung quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn trái phiếu đặc biệt, điều kiện tái cấp vốn và điều kiện gia hạn tái cấp vốn.

Dự thảo cũng quy định công thức tính số tiền tái cấp vốn để rõ ràng, cụ thể hơn. Trong đó, tỷ lệ tái cấp vốn được xác định theo các tiêu chí tại phụ lục ban hành kèm theo.

Về lãi suất tái cấp vốn, Thông tư 18 trước đó chỉ quy định về lãi suất tái cấp vốn do Thủ tướng quyết định và lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng.

Văn bản mới đã bổ sung chi tiết hơn 2 điều trên và có thêm khoản NHNN không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt.

Thời hạn tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn cũng được kế thừa từ văn bản trước và quy định chặt chẽ hơn. 

Văn bản không quy định về bảng kê trái phiếu đặc biệt trong hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn/ gia hạn vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng phải có xác nhận của VAMC để rút gọn uy trình xem xét tái cấp vốn.

Để rõ ràng và phù hợp hơn với thực tế xử lý, dự thảo cũng đã thiết lập công thức giải quyết vấn đề trả nợ vay tái cấp vốn.

Trách nhiệm các bên cũng như việc xử lý các vi phạm, các trường hợp trả nợ không đúng hạn cũng đã được dự thảo quy định rõ ràng hơn. Điều này để thống nhất với các quy định khác, đồng thời bao quát được các trường hợp phát sinh trong thực tế.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video