NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Nguồn vốn và Thị trường Tài chính.

Ông Nguyễn Đức Hiếu sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc Dân, có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Texas A&M. Ông Hiếu được Ban Lãnh đạo NCB tin tưởng, đánh giá cao về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của các tổ chức mà ông làm việc những năm qua.

NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Hiếu – Phó Tổng Giám đốc NCB

Trước khi gia nhập NCB, ông Hiếu từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các tổ chức tín dụng như: Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB); Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)…

Vừa qua, NCB cũng đã bổ nhiệm bà Hoàng Thị Bích Liên giữ chức vụ Giám đốc Khối Vận hành ngân hàng. Bà Liên có trình độ Thạc sỹ kinh tế với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có 14 năm đảm nhiệm các vị trí Phó Giám đốc Khối Tín dụng, Khối QTRR và gần đây nhất bà Liên đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Khối Vận hành kiêm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao - Ảnh 2.

Bà Hoàng Thị Bích Liên - Giám đốc Khối Vận Hành NCB

Việc bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm có ý nghĩa đặc biệt với NCB trong thời điểm Ngân hàng đang quyết tâm thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Khẳng định vị thế vững mạnh, năm 2021 tới nay, NCB liên tiếp được vinh danh các giải thưởng uy tín quốc tế và trong nước như: Ngân hàng chuyển đổi kỹ thuật số tốt nhất Việt Nam 2021, Ứng dụng ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2021 – dành cho ứng dụng izimobile, Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2021; Top 10 thương hiệu xuất sắc Châu Á 2022 – Asia excellent brand 2022; Top 10 nhãn hiệu hàng đầu – sản phẩm vàng – dịch vụ vàng Việt Nam 2022.

NT
Tags: NCB

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video