Mỹ có thể dừng tăng lãi suất tác động thế nào tới Việt Nam?

Không nằm ngoài dự báo, rạng sáng 23-3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng thêm lãi 0,25 điểm % để nâng lãi suất cơ bản lên 4,7%- 5% - mức cao nhất kể từ tháng 9-2007 đến nay.
Mỹ có thể dừng tăng lãi suất tác động thế nào tới Việt Nam? - Ảnh 1.

Mỹ tăng lãi suất nhưng tỉ giá VNĐ/USD lại hạ nhiệt

Ngay sau quyết định này, Chủ tịch FED- ông Jerome Powell thông báo FED không còn tăng lãi suất liên tục và trong năm 2023, lãi suất có thể chỉ tăng thêm 1 lần nữa. Đồng thời, ông này cho rằng các ngân hàng ở Mỹ sẽ chứng kiến chính sách lãi suất ở mức 5,1% vào cuối năm nay.

Mặt khác, FED còn hé lộ chính sách tiền tệ có thể chuyển hướng sang việc thắt chặt tín dụng sau khi 2 ngân hàng của Mỹ là Silicon Valley Bank Signature Bank rơi vào khủng hoảng.

Phản ứng những thông tin trên, Dollar Index (DXY) - chỉ số đo lường giá trị đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,7% so với phiên trước đó xuống 102,53 điểm, khiến giá vàng quốc tế tăng dữ dội. Chứng khoán Mỹ đêm qua chìm trong sắc đỏ và đến đầu ngày 23-3, giá cổ phiếu tại Nhật Bản, Hàn Quốc …cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phản ứng thiếu lạc quan. Chỉ số VN- Index trên sàn HoSE lúc 10 giờ giảm 5,5 điểm, gắn liền với 197 mã cổ phiếu đỏ sàn.

Trong khi đó, thị trường tiền tệ, lãi suất biến động tích cực. Đơn cử sáng nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỉ giá trung tâm 23.617 đồng/USD, giảm 2 đồng/USD. Tỉ giá VNĐ/USD tại các ngân hàng thương mại bán ra 23.660 đồng/USD, giảm 20 đồng so với hôm trước. Còn lãi suất tại ngân hàng không thay đổi sau khi đã giảm đồng loạt từ đầu tháng 3.

Đánh giá diễn biến trên, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB Research) nhận định mức độ ảnh hưởng FED tăng lãi suất tới Việt Nam là không lớn.

Cụ thể, MSB Research cho rằng lạm phát tại Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ nên việc FED tăng lãi suất sẽ không tác động nhiều đến tỉ giá VNĐ/USD.

Mặt khác, các yếu tố liên quan đến tỉ giá đều đang thuận lợi như quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao là tấm đệm khá vững chắc cho nền kinh tế; cán cân thanh toán thặng dư; nguồn kiều hối ổn định. Đặc biệt, giải ngân vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, việc điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước tương đối linh hoạt, nhịp nhàng, ngày càng sát hơn với thị trường.

Thêm vào đó, khả năng nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển vốn không nhiều vì Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn.

"Thực tế, dòng vốn ngoại vẫn duy trì ở mức ổn định. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện tại Việt Nam 2 tháng ước tính đạt 2,68 tỉ USD, tăng khoảng 7,2% so với cùng kỳ năm trước"- MSB Research dẫn chứng.

Theo Thy Thơ (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video