Một thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt xin từ chức

Ông Vương Công Đức, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank – BVB) mới đây đã có đơn xin từ nhiệm.

Một thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt xin từ chức

Các thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt

Trong thư gửi HĐQT, ông Đức viết: "Cho phép tôi được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn quý Ban lãnh đạo Ngân hàng, cá nhân cô Nguyễn Thanh Phượng – Phó Chủ tịch HĐQT đã tin tưởng và tạo cơ hội cho tôi tham gia vào HĐQT trong thời gian từ năm 2015 đến nay. Đây là quãng thời gian tôi có được những đồng nghiệp tuyệt với, môi trường làm việc nhân ái và tràn đầy tinh thần đoàn kết, tất cả vì lợi ích chung của Ngân hàng Bản Việt. Tuy vậy, vì mục đích cá nhân, để có cơ hội thử thách và trải nghiệm môi trường làm việc mới, tôi xin được phép từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT ngân hàng".

Hội đồng quản trị VietCapitlBank cho biết sẽ thực hiện trình Đại hội đồng cổ đông quyết định vấn đề này theo quy định của pháp luật tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 được tổ chức vào ngày 8/4/2022.

Hiện HĐQT của VietCapitalBank có 6 thành viên, trong đó ông Lê Anh Tài là Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thanh Phượng là Phó Chủ tịch.

Tại cuộc họp cổ đông tới đây, bên cạnh trình cổ đông thông qua vấn đề nhân sự, ngân hàng cũng sẽ trình kế hoạch kinh doanh năm 2022 và kế hoạch tăng vốn. 

Theo đó, BVB dự kiến năm 2022 tổng tài sản đạt 97.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 27% so với năm 2021. Tổng huy động và dư nợ cấp tín dụng theo kế hoạch năm 2022 lần lượt là 71.200 và 53.400 tỷ đồng, tăng trưởng 28%, 15% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 44%, đạt mức 450 tỷ đồng.

Về kế hoạch tăng vốn, trong năm 2021, Ngân hàng Bản Việt đã đề xuất kế hoạch tăng vốn thêm 1.618,3 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2021 và  2022 theo 3 phương án. Thứ nhất là phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ dự kiến 15% với tổng giá trị phát hành 550,6 tỷ đồng. Thứ hai, tăng vốn điều lệ theo hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng (phát hành cho cổ đông hiện hữu) theo tỷ lệ 4:1 với tổng giá trị phát hành tối đa theo mệnh giá là 917,7 tỷ đồng. Thứ ba, tăng vốn điều lệ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong ngân hàng (ESOP) với tổng giá trị phát hành tối đa theo mệnh giá là 150 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video