Một ngân hàng báo lãi trước thuế quý 2/2022 gần gấp đôi cùng kỳ, thu nhập đột biến từ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng này ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh và thu nhập đột biến từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư.

Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, quý 2/2022, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.793 tỷ đồng, tăng tới 94% so với cùng kỳ năm 2021. Các mảng kinh doanh của LienVietPostBank đều tăng trưởng cao.

Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 39,7% lên 3.045 tỷ đồng trong quý 2/2022. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 33% lên 303 tỷ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán bị lỗ trong cùng kỳ nhưng trong quý 2 năm nay đều có lãi lớn, lần lượt là 52 tỷ và 356 tỷ đồng.

Theo đó, tổng thu nhập hoạt động quý 2 của LienVietPostBank tăng 55%, đạt 3.773 tỷ đồng. Chi phí hoạt động ở mức 1.342 tỷ đồng, tăng 23%. Tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập) cải thiện mạnh từ 44,9% xuống còn 35,5%.

Ngân hàng tiếp tục tăng cường trích lập dự phòng khi chi phí dự phòng quý 2 năm nay là 637 tỷ, tăng 57% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, mức trích lập là 949 tỷ, tăng 54% so với nửa đầu năm 2021.

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của LienVietPostBank đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng chính chủ yếu đến từ việc hoạt động kinh doanh cốt lõi có lãi tăng mạnh và ngân hàng lãi đột biến từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư.

Một ngân hàng báo lãi trước thuế quý 2/2022 gần gấp đôi cùng kỳ, thu nhập đột biến từ kinh doanh chứng khoán - Ảnh 1.
 

Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 300.910 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6%, đạt 226.915 tỷ đồng.

LienVietPostBank không tham gia rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp. Danh mục trái phiếu do ngân hàng nắm giữ chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng.

Về huy động vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 3,1% lên 185.788 tỷ đồng, chủ yếu nhờ loại tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng lại sụt giảm 21% xuống 14.148 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức 7,7%.

Nợ xấu nội bảng của LPB tăng từ 2.863 tỷ đồng hồi đầu năm lên 3.183 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Trong đó, nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm mạnh 46% xuống 574 tỷ đồng, trong khi nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 38% lên 1.837 tỷ.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của LPB cuối tháng 6 là 1,40%, không có nhiều thay đổi so với mức 1,37% hồi đầu năm.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video