M&A khách sạn tăng mạnh

Liên tiếp các thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực khách sạn đã xảy ra, cùng với sự quan tâm ngày càng mạnh của các nhà đầu tư với nhóm tài sản này.
Nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn dòng tiền cho các thương vụ M&A khách sạn. Ảnh: Shutterstock.

Nhiều nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn dòng tiền cho các thương vụ M&A khách sạn. Ảnh: Shutterstock.

Báo cáo Triển vọng Đầu tư Khách sạn Toàn cầu năm 2021 của JLL mới đây cho thấy, tháng 3/2021, Tập đoàn Blackstone và Tập đoàn Starwood đã mua lại nhà điều hành khách sạn Extended Stay America với giá 6 tỷ USD, thương vụ lớn nhất ở Hoa Kỳ kể từ khi Covid-19 bùng nổ.

Còn tại Madrid, Tập đoàn Commerz Real của Đức đã thâu tóm một tòa nhà văn phòng tại sân bay của thành phố với mục tiêu chuyển đổi thành khách sạn với 280 phòng mang thương hiệu Zleep Hotels.

Khảo sát của JLL cũng ghi nhận 70% các nhà đầu tư sẽ nhắm mục tiêu vào các khách sạn ở châu Á Thái Bình Dương. Khối lượng đầu tư khách sạn toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ đạt 35 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn đầu tư Pro-investment, có trụ sở tại Úc, gần đây đã tung ra quỹ 500 triệu AUD (tương đương 388 triệu USD) nhắm mục tiêu vào các khách sạn cao cấp, khách sạn cổ điển, cùng với các văn phòng ở châu Á đang có nhu cầu tìm vốn.

Dreamscape Cos, tập đoàn có trụ sở tại Thành phố New York cũng đã rót 1 tỷ USD và tham gia vào nhóm người mua, nhắm mục tiêu thâu tóm các khách sạn dành cho khách doanh nhân, nơi dự báo sẽ phục hồi chậm và giá bán sẽ hấp dẫn hơn.

JLL cho biết, thị trường khách sạn đang có sự quan tâm mạnh mẽ đến từ các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn với nhiều chiến lược khác nhau, từ thu mua cổ phần truyền thống đến cho vay cấp cao và cho vay lãi suất thấp.

Vốn huy động được từ quỹ đầu tư đóng vào thị trường khách sạn đạt 24,5 tỷ USD năm 2020, cùng mức năm 2016. Với tiềm lực tài chính đáng kể, các quỹ đầu tư mạo hiểm được vốn hóa tốt dự kiến sẽ thúc đẩy số lượng lớn các giao dịch trong năm 2021.

Tuy nhiên, thị trường khách sạn cũng đang phản ánh sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Trong khi bên sở hữu đang cố gắng nắm giữ tài sản cho đến khi điều kiện kinh tế chung được cải thiện hoặc chỉ sẵn sàng thỏa thuận giảm giá bán 10% thì các nhà đầu tư, các quỹ lại đang cho thấy các động thái sẵn sàng thực hiện thương vụ với dòng tiền được chuẩn bị sẵn.

Theo ĐTCK

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video