Long An muốn xây “đô thị vệ tinh” cạnh TP.Hồ Chí Minh

Có vị trí địa kinh tế vô cùng thuận lợi, với phía Đông giáp TP.HCM và nằm trên trục giao thông cửa ngõ của TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An đang muốn tận dụng các lợi thế này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 5 năm tới.

[caption id="attachment_37432" align="aligncenter" width="700"]Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Cần nhấn mạnh ” Long An sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thành công dự án trên địa bàn tỉnh” Long An nằm ở vị trí thuận lợi kết nối TP. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.[/caption]

“Điểm đến” hấp dẫn đầu tư

Tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Long An năm 2016 vừa được tổ chức, các nhà đầu tư đánh giá cao vị trí địa kinh tế của tỉnh Long An, do địa phương này nằm ngay trục trung gian kết nối vùng nguyên liệu phong phú và đa dạng từ các sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với vùng công nghiệp chế biến ở Đông Nam Bộ.

Ông Trần Văn Cần – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá, thị trường đông dân nhất nước – TP.HCM sẽ là động lực quan trọng để tỉnh Long An xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trong thời gian tới. Ông Cần chỉ ra nhiều điều kiện thuận lợi khi Long An có vị trí giáp danh với thành phố này.

“Hiện nay Long An có 4 quốc lộ lớn đi qua và 1 đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Dự kiến trung ương đầu tư thêm 2 tuyến đường xe lửa, tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 của TP.HCM chạy qua tỉnh Long An; đồng thời tuyến xe bus tần suất nhanh Tân An - Bến Lức - TP.HCM,...cũng sẽ hình thành nay mai để đảm bảo vai trò kết nối tốt với TP.HCM”, ông Cần nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 5 năm (2010 – 2015), tỉnh Long An đạt được các tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận, trong đó tăng trưởng công nghiệp bình quân 17%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 50,7 triệu đồng/người/năm, thu hút đầu tư đến nay đạt trên 5,1 tỉ USD đã giúp Long An lọt vào nhóm đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đời sống người dân ngày càng được bảo đảm,...

Ông Trần Văn Cần cho rằng, đây chính là các lợi thế hết sức to lớn để Long An bứt phá trong các chính sách vĩ mô về thu hút đầu tư. Trong khi, Long An hiện có nguồn lao động dồi dào, với gần 1 triệu lao động, trong đó có gần 900.000 người đang làm việc trong các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, chiếm đến gần 70% dân số của tỉnh. Nguồn nhân lực nêu trên có đến hơn 60% số lao động đã qua đào tạo, đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH.

“Long An sẽ tạo mọi hành lang tốt nhất về thủ tục, môi trường đầu tư để thu hút của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Long An. Tỉnh cũng sẽ thực hiện các giải pháp duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm ở nhóm tốt trở lên nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh”, Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Trần Văn Cần khẳng định.

Theo ông Phạm Văn Rạnh – Bí thư Tỉnh ủy Long An, Chủ tịch HĐND tỉnh, trước mắt trong giai đoạn 2016 – 2020, Long An sẽ ưu tiên xây dựng nền nền tảng đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là đồng bộ kết nối đến các khu, cụm công nghiệp với nhau, đặc biệt kết nối với TP.HCM và Cảng Long An. Qua đó, Long An tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đưa công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngoài hành lang thu hút đầu tư thông thoáng, nhiều chuyên gia cũng nhận định các chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Long An trong 5 năm qua. Giáo sư Võ Tòng Xuân nhìn nhận, ngành nông nghiệp của Long An hiện sở hữu đến 2/3 diện tích của khu vực Đồng Tháp Mười, với nguồn tài nguyên hết sức đa dạng và phong phú. Bằng việc tạo ra cơ chế phát triển cho nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Long An có cơ hội tận dụng được đầu ra, khi giáp danh với một thị trường tiêu thụ lớn, với gần 10 triệu dân của TP.HCM.

Từ nghiên cứu về ngành nông nghiệp của tỉnh Long An trong nhiều năm, GS Võ Tòng Xuân gợi ý, hiện Long An có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể phát triển thành ngành sản xuất lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, như: lúa đặc sản Huyết Rồng và Nàng Thơm Chợ Đào, nếp Long An, khóm Đức Hòa,...

Chuyên gia này cho rằng, mô hình phát triển công ty CP nông nghiệp, với mục tiêu xây dựng lúa gạo công nghệ cao với quy mô 100 ha trên địa bàn tỉnh nên được nhân rộng tại địa phương trong thời gian tới. Mô hình cho phép chính những người nông dân của 40.000 ha sẽ trở thành các cổ đông của công ty, với lợi nhuận được chia đều, minh bạch, cùng có lợi.

Tiếp tục thông thoáng về cơ chế thu hút đầu tư

Dù đánh giá cao các tiềm năng về địa kinh tế và các tài nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên GS Võ Tòng Xuân góp ý thẳng thắn, trong thu hút đầu tư thì tỉnh Long An cần thuyết phục bằng các chính sách ưu đãi (đất đai, thuế, lãi suất vay,…), không phân biệt đối xử giữa các DN trong nước và quốc tế. Những chính sách này phải minh bạch, rõ ràng và phải được công bố rộng rãi để thu hút các nhà đầu tư đến với Long An.

Còn TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng, Long An nên phát triển các đô thị vệ tinh tại các huyện giáp gianh với TP.HCM để phát triển hạ tầng và đô thị hóa, kết nối với TP. Tân An. Bởi vì, chỉ khi thực hiện được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng giao thông, đô thị kết nối thì Long An mới phát huy hiệu quả vị trí địa kinh tế đặc biệt thuận lợi của mình.

Lịch cũng kiến nghị, trong các chính sách vĩ mô của Long An cần thay đổi chuyển sang tư duy kinh tế vùng và ưu tiên giải quyết bài toàn về nguồn nhân lực và thị trường. “Tôi nghĩ phải có những con sếu đầu đàn như Gạch Đồng Tâm Long An, nhưng một còn sếu thì chưa làm được gì cả, mà tỉnh phải có chính sách, làm sao đó để có nhiều hơn những con sếu đầu đàn trong các lĩnh vực, từng bước nâng tầm phát triển kinh tế của địa phương”, TS. Lịch khuyến nghị.

GS.TS Võ Thanh Thu – Giảng viên cao cấp của ĐH Kinh tế TP.HCM chỉ ra 7 lợi thế đã giúp tỉnh Long An tạo được môi trường đầu tư trong tốp đầu đồng bằng sông Cửu Long (sau Đồng Tháp) và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (sau TP.HCM) trong những năm gần đây. Đó là các lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu của Long An (TP.HCM không có); chính sách của Long An coi FDI là khu vực kinh tế quan trọng, được ưu tiên; vị trí địa kinh tế thuận lợi; vùng nông nghiệp quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long;…Tuy nhiên, GS Thu cũng cho rằng, Long An khi ưu tiên thu hút đầu tư khu vực FDI nhưng cũng cần phải có giám sát, và có cơ chế và đối với các dự án FDI để không ảnh hướng đến các tác động môi trường, mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của tỉnh.

Chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn đến từ Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) cũng khuyên nghị tỉnh Long An sớm xây dựng các quy hoạch để hình thành bằng được các vùng đô thị vệ tinh với TP.HCM, trong khi nâng tầm phát triển các cụm, khu công nghiệp quy mô lớn trên địa bàn. Đây chính là hai giải pháp cốt lõi để thu hút đầu tư có hiệu quả cho tỉnh nhà, tránh việc để các khu vực cửa ngõ biến thành “nút thắt cổ chai” trong việc kết nối với thị trường tiêu thị đông dân nhất nước là TP.HCM.

Liên quan đến các vấn đề về phát triển bền bững kinh tế - xã hội của địa phương, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An – Phạm Văn Rạnh nhấn mạnh, trong định hướng thu hút đầu tư của mình, tỉnh Long An sẽ đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp trình độ công nghệ tiên tiến, các dự án thân thiện với môi trường. Trong khi đó, tỉnh kiên quyết hạn chế thu hút các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và bố trí hợp lý về ngành nghề đối với các khu, cụm công nghiệp. Nhất quyết không đánh đổi, hy sinh việc bảo vệ môi trường để thu hút bằng mọi giá các dự án.

Long An đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “điểm đến” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Nguyễn Thành Luân

Tags:

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.

Video