Lợi nhuận Vietjet tăng 59%, tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn “bốc hơi” gần 500 tỷ

Dù lãnh đạo Vietjet thông tin doanh thu quý III.2018 của hãng tăng trưởng 105%, lợi nhuận tăng 59% so với cùng kỳ. Song cùng với nhịp giảm điểm của VnIndex, giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC tiếp tục giảm 2,3% xuống còn 129.000 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo "bốc hơi" 498,34 tỷ đồng.

VnIndex hụt hơi cuối phiên

Dù VnIndex đã tìm lại sắc xanh trong phiên giao dịch sáng 22.10, sau 2 phiên điều chỉnh cuối tuần trước. Song đà tăng lại khá hạn chế, có thời điểm suýt quay đầu đi xuống bởi lực cầu tham gia khá thận trọng trong khi bên bán “nhấp nhổm” thoát hàng.

Bước sang phiên giao dịch chiều 22.10, thị trường đã gặp áp lực bán mạnh  khiến các chỉ số chìm trong sắc đỏ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22.10, VnIndex giảm 4,85 điểm (0,51%) xuống 953,51 điểm. Còn HNX-Index giảm 0,28 điểm (0,26%) xuống 107,81 điểm.

[caption id="attachment_110064" align="aligncenter" width="660"] Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22.10, VnIndex giảm 4,85 điểm (0,51%) xuống 953,51 điểm (Ảnh: I.T)[/caption]

Thanh khoản được cải thiện về cuối phiên do áp lực cung tăng mạnh, giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản trên HOSE lại sụt giảm nhẹ với tổng khối lượng giao dịch đạt 147,53 triệu đơn vị, giá trị 3.642,61 tỷ đồng, giảm 3,93% về lượng và 8,97% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ có 6 mã tăng điểm, trong đó, cổ phiếu BID tăng 1,7%, VIB tăng 1,5%, MBB tăng 1,2%, HDB tăng 0,8%. Còn lại, cổ phiếu VCB giảm 1% xuống 57.100 đồng, CTG giảm 1% xuống 24.450 đồng, TCB giảm 0,7% xuống 28.800 đồng. Cổ phiếu STB tiếp tục giảm 3,7% xuống 12.950 đồng và tiếp tục là mã giao dịch sôi động nhất sàn HOSE với 8,69 triệu đơn vị được khớp lệnh.

[caption id="attachment_110063" align="aligncenter" width="700"] Giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC tiếp tục giảm 2,3% xuống còn 129.000 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo "bốc hơi" 498,34 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)[/caption]

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22.10, tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam trên sàn chứng khoán đã có sự thay đổi. Trong khi tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn giữ nguyên mức 71.745,34 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của cổ phiếu VIC trở lại mốc tham chiếu trong ít phút cuối phiên giao dịch.

Ngược lại, dù lãnh đạo Vietjet đưa ra thông tin doanh thu quý III.2018 của doanh nghiệp, tăng trưởng 105%, lợi nhuận tăng 59% so với cùng kỳ song giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC vẫn tiếp tục giảm 2,3% xuống còn 129.000 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo "bốc hơi" 498,34 tỷ đồng.

Tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng chỉ còn 15.300 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG giảm 1,6%.

Lợi nhuận Vietjet tăng 59% so với cùng kỳ

Theo thông tin từ ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VJC),  kết thúc quý III.2018, Vietjet tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao.

[caption id="attachment_110062" align="aligncenter" width="700"] Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Điều hành Vietjet[/caption]

Doanh thu đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng cả ở mảng vận chuyển hành khách, doanh thu hoạt động phụ trợ và quý này có doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay.

Nhờ việc tăng cường thêm đội tàu bay mới, mở thêm nhiều đường bay quốc tế, chủ động điều chỉnh tải cung ứng mùa thấp điểm, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 8.901 tỷ đồng, tăng 45% so với quý III.2017 với tỉ lệ lấp đầy các chuyến bay đạt 89%.

Lợi nhuận từ vận tải hàng không đạt 1.094 tỷ đồng, tương đương 111% cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh không ít các hãng hàng không trên thế giới gặp khó khăn, lãnh đạo Vietjet đánh giá kết quả này là rất tích cực và vượt hơn kế hoạch đặt ra.

Tổng lợi nhuận trước thuế của Vietjet quý này đạt 1.709 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ. Các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cũng tăng trưởng mạnh với doanh thu 2.177 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ 2017. Kết quả luỹ kế đến tháng 9.2018, Vietjet đạt được doanh thu gần 34.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu cốt lõi đạt 25.400 tỷ đồng tăng trưởng 50% so với 9 tháng năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 3.868 tỷ đồng tăng 30% so với cùng kỳ, vượt trên 10% so với kế hoạch của ban điều hành.

Theo Nguyên Phương Dân Việt

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video