Lợi nhuận tăng phi mã nhưng thu nhập của CEO ngân hàng VIB lại giảm 24% xuống chưa đầy 200 triệu/tháng, khá thấp so với nhiều doanh nghiệp

Kể từ năm 2013, ông Hàn Ngọc Vũ kiêm chức thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc VIB, doanh thu lợi nhận của ngân hàng vẫn luôn tăng qua các năm. Đặc biệt, lợi nhuận VIB tăng cao trong năm 2021 nhưng ông Vũ lại nhận lương thấp hơn năm ngoái

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) trả thù lao, lương, thưởng và phúc lợi khác của người quản lý chủ chốt năm 2021 khá tương đồng với năm 2020.

Lợi nhuận tăng phi mã nhưng thu nhập của CEO ngân hàng VIB lại giảm 24% xuống chưa đầy 200 triệu/tháng, khá thấp so với nhiều doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tiền lương của quản lý chủ chốt khác năm 2021 tăng nhẹ 4,7% lên 12,5 tỷ đồng.

Theo đó, thù lao của thành viên Hội đồng Quản trị không đổi. Ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch công ty nhận gần 2 tỷ đồng, ông Đặng Văn Sơn – Phó chủ tịch công ty nhận gần 1,6 tỷ đồng, ông Đỗ Xuân Hoàng nhận 1,143 tỷ, ông Nguyễn Việt Cường nhận 720 triệu đồng.

Riêng ông Hàn Ngọc Vũ vừa là thành viên Hội đồng Quản trị vừa là Tổng giám đốc công ty nhận lương 2,3 tỷ đồng, giảm 24% so với năm ngoái, tức bình quân chưa đến 200 triệu đồng/tháng.

Với mức lương hơn 2 tỷ dành cho vị trí Tổng giám đốc là khá thấp so với các công ty khác. Trong khi kể từ năm 2013, khi ông Vũ quay lại nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc VIB, doanh thu và lợi nhuận ngân hàng chưa từng ghi nhận giảm mà càng ngày càng tăng cao. Năm 2021, doanh thu ngân hàng vượt 300 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế vượt 8 nghìn tỷ đồng.

Theo số liệu của chúng tôi, năm 2020, CEO Masan Hightech-Materials có thu nhập hơn 25 tỷ đồng, CEO Kinh Bắc City và Masan Group có thu nhập gần 10 tỷ đồng... Khá nhiều công ty có quy mô trung bình cũng chi trả 4-5 tỷ đồng/năm cho CEO. 

Tuy nhận thu nhập không cao nhưng vị trí CEO cũng như nhiều lãnh đạo chủ chốt khác có thể được nhận lượng cổ phiếu ESOP có giá trị rất lớn.

Lợi nhuận tăng phi mã nhưng thu nhập của CEO ngân hàng VIB lại giảm 24% xuống chưa đầy 200 triệu/tháng, khá thấp so với nhiều doanh nghiệp - Ảnh 2.

 

 

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video