Lắp đặt và thi công cọc tiếp địa cho công trình
Hệ thống chống sét được tạo ra để bảo vệ kiến trúc một công trình xây dựng, nhằm tránh những thiệt hại bởi dòng sét gây ra (một dòng sét lên tới 200 KA). Một hệ thống chống sét bảo vệ công trình bằng cách nó di chuyển dòng sét xuống dưới đất một cách nhanh chóng, thông qua một đường trở kháng thấp nhất (mà không đi qua một vật dẫn nào khác).
Theo đại diện Công ty cổ phần Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi, nếu không có hệ thống chống sét, công trình có thể bị hư hại lớn do sét đánh. Việc đầu tiên là sét sẽ phá hủy công trình bằng dòng điện với điện áp lớn. Sau đó nó sẽ truyền qua các vật có thể dẫn điện bên trong một công trình như ống nước, chảo thu truyền hình, ăng ten, dây điện, thiết bị gia dụng để tìm con đường có trở kháng thấp nhất để truyền xuống đất (gọi là hiện tượng sét nhảy).
"Do dòng sét có điện áp rất lớn, nên khi chạy qua các vật đó sẽ sinh ra nhiệt rất lớn làm chảy, cháy, nổ vật dẫn đến gây hư hỏng và hỏa hoạn", đại diện Cát Vạn Lợi nói.
Để đánh giá tiêu chuẩn của một hệ thống tiếp địa, người ta phải cân nhắc tới nhiều yếu tố. Điều này có thể kể tới như điện trở tiếp đất, quy mô tiếp địa, vật liệu tiếp đất... Hệ thống tiếp địa chống sét là bộ phận không thể thiếu của bất cứ công trình chống sét nào. Nếu thiết bị chống sét không có tiếp địa tốt thì việc sét đánh gây hậu quả lớn là có thể xảy ra. Ngược lại nếu tiếp địa tốt, hệ thống thu lôi sẽ phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng.
Trong đó, cọc tiếp địa (Cọc tiếp đất) là một trong những thiết bị chủ chốt của một hệ thống chống sét tiếp địa trong thi công và không thể thiếu cho hệ thống cơ điện (MEP). Một hệ thống tiếp địa đúng quy trình và theo tiêu chuẩn tối ưu, sẽ cho thời gian sử dụng lâu bền và nâng chuẩn an toàn cho người cùng hệ thống điện công trình cần bảo vệ.
Cọc tiếp địa thép mạ đồng Cát Vạn Lợi. |
Đại diện Cát Vạn Lợi cho biết, dựa vào vật liệu, có thể chia cọc tiếp địa thành ba loại khác nhau, bao gồm: cọc tiếp địa bằng đồng (vàng hoặc đỏ); cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân); cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân). Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012 (tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp).
Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế, nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm, nếu là điện cực thép; và không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép; hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép. Không được dùng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọn.
Cọc tiếp địa phải được đóng sâu xuống đất tới độ sau quy định bởi thiết kế. Đất phải liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. Khi chọn vị trí đóng điện cực đất, phải chọn nơi sẵn có độ ẩm cao nhất nếu điều kiện thực tế cho phép.
Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m, tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ. Bạn cần chọn độ sâu lắp đặt điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.
Chiều dài của cọc tiếp địa do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng 2,5m đến 3m, cho phép hàn nối nhằm tăng chiều dài của điện cực trong trường hợp điện cực đất cần có chiều dài lớn hơn 3 m. Miễn là không suy giảm tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.
Trừ khi có quy định khác, cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng thuộc hệ thống nối đất của một công trình phải đóng cách nhau không quá 20 mét và nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang để hình thành một mạch vòng điện cực bao quanh công trình đó.
Khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng để không làm hỏng đầu trên của điện cực. Trong trường hợp đất cứng, cho phép sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa sao cho khi đóng điện cực đó xuống lỗ khoan, các lớp đất phải chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của nó.
Dây nối giữa các cọc tiếp địa phải có tiết diện không nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn chống sét Việt Nam, điện trở suất đất phải thấp hơn hoặc bằng 10 Ω mới được phép đưa vào sử dụng. Thậm chí, trong một số khu vực đặc thù (kho năng lượng, kho xăng, nhà máy hóa chất)... trị số này còn phải thấp hơn nữa
Chọn lựa cọc tiếp địa phù hợp cho công trình
Theo ông Lê Mai Hữu Lâm - đại diện Công ty cổ phần Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi, lựa chọn cọc tiếp địa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải đảm bảo về chất lượng kỹ thuật và được sản xuất, cung cấp từ những đơn vị có uy tín. Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại cọc tiếp địa khác nhau, cũng như là về xuất xứ. Để tìm được một nhà sản xuất và cung cấp các thiết bị vật tư cơ điện có chất lượng tốt không phải là một điều dễ dàng.
"Nếu sử dụng các chủng loại vật tư chống sét tiếp địa kém chất lượng, trôi nổi nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành rẻ để thi công, có thể khiến hệ thống chống sét hoạt động không hiệu quả, gây ra những thiệt hại rất lớn cho công trình khi bị sét đánh", ông Lâm nói thêm.
Cọc tiếp địa CVL được sản xuất tại nhà máy Cát Vạn Lợi theo tiêu chuẩn UL 467 / TCVN 9385 : 2012. Độ dày trung bình lớp mạ đồng của cọc tiếp địa CVL luôn đạt tối thiểu 254 micron và đường kính thân 14,2 mm, 16 mm và 17,2 mm với độ dài 2,4 m & 3 m.
Tại thị trường Việt Nam, trong suốt những năm qua, cọc tiếp địa mạ đồng CVL của Cát Vạn Lợi đã dần chiếm được niềm tin của mọi đối tượng khách hàng. Sản phẩm đã được các nhà thầu cơ điện sử dụng thi công cho công trình, với sự tin tưởng và hài lòng về chất lượng, giá thành sau quá trình nghiệm thu, sử dụng lâu dài.
Một số công trình trọng điểm tại Việt Nam đã chọn đơn vị này làm nhà cung cấp chính thức sản phẩm cọc tiếp địa CVL khi thi công hệ thống tiếp địa. Đó là nhà máy điện mặt trời Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn (Ninh Thuận), Nhà máy Timberland Manwah (Bình Dương), Khu đô thị cao cấp Vinhomes Gia Lâm (Hà Nội), Khu đô thị Swan City (Đồng Nai), Khu nghỉ dưỡng Premier Village (Phú Quốc)...
Các sản phẩm hệ thống chống sét và tiếp địa cổ điển Cát Vạn Lợi. |
Với gần 20 năm trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất các vật tư cơ điện, Cát Vạn Lợi vừa khánh thành Nhà máy sản xuất ống thép luồn dây điện, diện tích hơn 15.000 m2 vào năm 2018, tại Củ Chi, TP HCM. Công ty vừa khởi công xây dưng nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí vào đầu năm nay. Bên cạnh đó, thương hiệu CVL đã trở thành một trong số các doanh nghiệp xuất sắc ở nhiều tỉnh phía Nam, do Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Jetro) bình chọn năm 2010-2019.