Làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam?

Cần “cởi mở” hơn tránh gò bó trong các quy định chính sách để các doanh nghiệp có thể sáng tạo trong kinh doanh du lịch từ đó thúc đẩy tính cạnh tranh, thể hiện rõ vai trò của nền kinh tế thị trường để từ đó phát triển nền kinh tế du lịch.

[caption id="attachment_78673" align="aligncenter" width="600"] Quang cảnh cuộc hội thảo diễn ra sáng nay tại Hà Nội.[/caption]

Đó là nhận định của các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành Du lịch” do Tổng  cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đồng chủ trì diễn ra sáng 22/2.

Ông Nguyễn Văn Tấn - Tổng cục trưởng Tổng cục cho biết, năm 2017 đã chứng kiến nhiều đổi thay của ngành, đặc biệt từ khi Nghị quyết số 08 – NQ/TW được thực hiện và vừa qua quốc hội đã thông qua Luật Du lịch sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018, điều này cho thấy ngành du lịch luôn được chú trọng quan tâm từ cấp quản lý nhà nước. Hiệu quả từ những chính sách này được thể hiện rất rõ khi lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đang gia tăng, “Tôi hoàn toàn tự tin từ nay đến hết năm 2017 chúng ta hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 13 triệu khách du lịch nước ngoài, dự kiến sẽ thu về hơn 23 tỷ USD” – ông Tấn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Tấn, thành tựu du lịch hiện còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực, năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện. “Để có thể phát triển ngành du lịch toàn diện chúng ta cần phải có sự đồng bộ trong chuỗi và trong cấu trúc của ngành du lịch Việt Nam” - ông Tấn nói.

Theo Báo cáo chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 34 về tài nguyên thiên nhiên du lịch, thứ 30 về tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ, thứ 37 về nguồn nhân lực du lịch. Tổng thể tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn yếu khi chỉ xếp thứ 67/136 nền du lịch được WEF xếp hạng.

Nhìn vào các chỉ số trên cạnh tranh nêu trên, nếu coi các tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực du lịch là những yếu tố khá ổn định, có thể cải thiện thêm nhưng rất có thể tạo được sự thay đổi đột phá, thì tái cấu trúc du lịch Việt Nam, về bản chất, là làm tất cả những gì trong ngắn hạn và dài hạn để cải thiện đáng kể, thậm chí mang tính đột phá, ở những chỉ  số cạnh tranh đang thấp của Việt Nam trong so sánh toàn cầu, đặc biệt là với các nước trong khu vực, có lộ trình và các giải pháp cụ thể đưa các lĩnh vực đang có chỉ số cạnh tranh thấp lên các mức cao và đồng bộ tăng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của du lịch Việt Nam.

TS.Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã đề xuất một số giải pháp trước mắt trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2010. Theo đó, cần các chủ trương vừa phát triển theo chiều rộng, vừa phát triển theo chiều sâu hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng khác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất lao động.

Đồng thời theo ông, cần lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách cho phát triển ngành du lịch. “Cần “cởi mở” hơn tránh gò bó trong các quy định chính sách để các doanh nghiệp có thể sáng tạo trong kinh doanh du lịch từ đó thúc đẩy tính cạnh tranh, thể hiện rõ vai trò của nền kinh tế thị trường để từ đó phát triển nền kinh tế du lịch” – TS. Cung  cho biết.

Đồng tình với TS Cung, bà Vũ Đặng Hải Yến - Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng Ban Pháp chế của Tập đoàn FLC cho rằng cần có quy định rõ ràng để các doanh nghiệp biết mình có thể sáng tạo đến đâu? “Việc sáng tạo đổi mới của doanh nghiệp luôn phải tuân theo phát triển bền vững cho du lịch, tuy nhiên ranh giới giữa phát triển bền vững và và không bền vững trong du lịch rất mong manh, vì thế cần phải có những tiêu chí rõ ràng minh bạch để các doanh nghiệp có thể triển khai các kế hoạch phát triển và các dự án du lịch trong tương lai” – bà Yến nhận định.

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video