Không phải Techcombank, cũng không phải MB, một ngân hàng "không ai nghĩ tới" lại có tỷ lệ CASA cao hơn cả Vietcombank

Ngoài Techcombank và MB thì còn một ngân hàng khác, ít được nghĩ đến, đã vượt Vietcombank về tỷ lệ CASA trong năm 2021.

Khi nhắc đến tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), thị trường tài chính ngân hàng đã quen với 3 cái tên Techcombank, MB, Vietcombank. Vậy 2 ngân hàng còn lại trong Top 5 là ai?

Theo báo cáo tài chính, số dư tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ cuối năm 2021 của Techcombank đã tăng lên 158.900 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2020). Tỷ lệ CASA tại thời điểm 31/12/2021 đạt 50,5%, cải thiện đáng kể so với mức 46% năm 2020 và là mức cao kỷ lục trong hệ thống ngân hàng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Techcombank duy trì vị trí quán quân về tỷ lệ CASA. 

Trong khi đó tại MB, tổng tiền gửi của khách hàng trong năm qua tăng 23,7% lên 384.692 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng tăng tới gấp rưỡi lên 171.396 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó, tiền gửi ký quỹ cũng tăng vọt 66% lên 11.728 tỷ đồng, tiền gửi vốn chuyên dùng ở mức 4.388 tỷ đồng.

Như vậy, ước tính tỷ lệ CASA của MB cuối năm 2021 ở mức 49%, tăng mạnh so với mức 41% cuối năm 2020. Đây cũng là mức cao nhất về CASA mà MB đạt được từ trước đến nay và gần đuổi kịp Techcombank.

Đáng chú ý, MSB có tiền gửi không kỳ hạn tăng tới 33% trong năm 2021 lên 33.803 tỷ đồng, chiếm 35,73% tổng tiền gửi khách hàng tại đây. Tỷ lệ này đã tăng mạnh so với mức 29,04% năm 2020. Theo đó, tỷ lệ CASA của MSB đã lên ngang ngửa với Vietcombank.

Trong thời gian qua, MSB đã tập trung vào chiến lược chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng để gia tăng tiền gửi thanh toán. Đặc biệt sau khi ngân hàng số Tnex đi vào hoạt động đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Số lượng và giá trị giao dịch e-banking của khách hàng cá nhân tăng vọt tương ứng 46,6% và 79% so với năm 2021. Được biết, tiền gửi không kỳ hạn của nhà băng này đã tăng thêm 2.350 tỷ đồng trong tháng 1/2022. 

Với tỷ lệ CASA ấn tượng như trên, MSB cũng đã chính thức vượt qua Vietcombank. Tuy nhiên BCTC của Vietcombank cho thấy, nhà băng này vẫn đang có nhiều tiền gửi không kỳ hạn nhất hệ thống với số dư đạt 405.100 tỷ đồng. Tỷ lệ CASA tăng từ 32,8% năm 2020 lên 35,68% năm 2021.

Ngân hàng đứng thứ 5 về tỷ lệ CASA là ACB. Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng này cuối năm 2021 là 96.747 tỷ đồng, chiếm 25,47% trong tổng tiền gửi khách hàng. Tỷ lệ này đã cải thiện đáng kể so với mức 21,62% năm 2020. 

Sau 5 ngân hàng trên, những cái tên góp mặt vào TOP 10 về tỷ lệ CASA còn có TPBank (23,3%), Sacombank (22,8%), VPBank (22,4%), VietinBank (20,1%), BIDV (19,7%).

Có thể thấy, bức tranh cạnh tranh về tiền gửi thanh toán giữa các nhà băng đang rất khốc liệt. Sẽ không ngạc nhiên nếu có những cuộc xáo trộn về bảng xếp hạng tỷ lệ CASA hay những cuộc soán ngôi trong năm 2022.

Như đã thấy, năm 2021 cũng đã đem đến nhiều bất ngờ. Techcombank vẫn duy trì được ngôi vị dẫn đầu trong 3 năm; tuy nhiên, chỉ trong 1 năm, MB đã tăng trưởng rất ngoạn mục và rút ngắn khoảng cách với Techcombank. MSB từ một ngân hàng tầm trung, đã lên "ngồi chung mâm" với Vietcombank về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn.

Không phải Techcombank, cũng không phải MB, một ngân hàng không ai nghĩ tới lại có tỷ lệ CASA cao hơn cả Vietcombank - Ảnh 1.

 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video