Không mua, bán voucher ưu đãi để tránh mất tiền oan

Một số bạn đọc phản ánh đến Báo Người Lao Động về việc bị lừa qua ví điện tử MoMo bằng hình thức thanh toán đơn hàng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

Thủ đoạn mà kẻ gian lợi dụng để lừa là khi người dùng ví MoMo trao đổi hoặc mua bán voucher ưu đãi để thanh toán tiền điện, nước, internet hoặc voucher mua hàng siêu thị, vé máy bay… trên các sàn thương mại điện tử.

Dù các ví điện tử thường xuyên cảnh báo không được mua, bán trao đổi voucher ưu đãi vì có nguy cơ bị lừa mất tiền trong ví nhưng theo ghi nhận, tại nhiều nhóm cộng đồng người dùng ví điện tử trên Facebook, voucher ưu đãi của các ví điện tử thường xuyên được trao đổi mua, bán.

Đại diện ví MoMo cho biết để tạo điều kiện cho người dùng trải nghiệm, tận hưởng những ưu đãi dịch vụ nên MoMo thường xuyên gửi tặng khách hàng các e-voucher (thẻ quà giảm giá) dịch vụ. Các thẻ quà này thường dành riêng cho từng người dùng được MoMo gửi tặng, không thể tặng lại, trao đổi, mua bán với người khác.

Không mua, bán voucher ưu đãi để tránh mất tiền oan - Ảnh 1.

Người dùng ví điện tử cần tuyệt đối bảo mật mã OTP, mật khẩu... để tránh bị mất tiền oan

Tuy nhiên, có một số trường hợp người dùng vì cả tin mà sẵn sàng trao đổi thẻ quà với một số đối tượng lừa đảo bằng cách cho đối tượng quyền truy cập vào ví của người dùng. Tài khoản ví là tài sản cá nhân, việc cung cấp thông tin đăng nhập cho bất kỳ ai cũng dễ dàng khiến người dùng thất thoát tài sản.

"Ví MoMo đã thường xuyên và liên tục khuyến cáo người dùng không bao giờ cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) cho bất kỳ ai. Người dùng đừng vì những món lợi nhỏ mà ảnh hưởng đến tài sản cá nhân" - đại diện MoMo khuyến cáo.

Ví điện tử ZaloPay cũng vừa tiếp tục khuyến cáo người dùng không mua bán voucher, không cho mượn tài khoản ví trong bất cứ trường hợp nào, không chia sẻ mật khẩu, mã OTP, thông tin cá nhân cho người lạ.

Theo L.Anh (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video