Kho bạc Nhà nước phát hiện hơn 28.500 khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán

Số tiền Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán là 119 tỷ đồng cả trong chi thường xuyên và chi đầu tư...

Thông tin từ Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến hết ngày 15/3, toàn hệ thống đã phát hiện hơn 28.500 khoản chi đầu tư chưa đủ điều kiện thanh toán, từ chối thanh toán 119 tỷ đồng cả trong chi thường xuyên và chi đầu tư.

Cụ thể, trong chi thường xuyên, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát 183.188 tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng); so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 7.912 tỷ đồng.

Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 324.421 khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết. Số thực từ chối thanh toán là 1.674 món, thành tiền là 106 tỷ đồng.

Trong chi đầu tư, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 là 47.473,7 tỷ đồng (bao gồm vốn giao Kho bạc Nhà nước kiểm soát và phần vốn thanh toán không qua Kho bạc Nhà nước); bằng 9,2% kế hoạch năm 2022 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,9 tỷ đồng); bằng 8,6% kế hoạch vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2022 (555.157 tỷ đồng).

Thông qua công tác kiểm soát chi đầu tư, các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 28.503 khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết. Số thực từ chối thanh toán là 58 món, thành tiền là 13 tỷ đồng. 

Dự kiến thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đến hết ngày 31/3/2022 đạt trên 57.007 tỷ đồng, bằng 11% kế hoạch năm 2022 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (gần 518.106 tỷ đồng), bằng 10,3% kế hoạch vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2022 (555.157 tỷ đồng).

Để công tác kiểm soát chi luôn đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, Kho bạc Nhà nước đang đặt ra kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh triển khai nâng cấp, mở rộng, bổ sung các thủ tục tiện ích hỗ trợ người sử dụng trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Triển khai và xây dựng cổng dữ liệu phục vụ quy trình thanh toán lương, thanh toán tự động điện, nước, viễn thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu triển khai quy trình liên thông giữa các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và thanh toán giai đoạn 2 cho kênh điện tử liên ngân hàng đối với chi thường xuyên.

Theo Vũ Phong (VnEconomy)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video