Khi nào ngân hàng được phép hoàn tiền cho người chuyển nhầm?

Việc chuyển nhầm tiền không hiếm nhưng ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm, cung cấp thông tin cá nhân của khách hay tự phong tỏa tài khoản.

Theo quy định, ngân hàng chỉ được phép hoàn lại tiền cho người chuyển nhầm hoặc phong tỏa khoản tiền bị chuyển nhầm.

Do đó, ngay khi phát hiện gửi nhầm tiền thì khách hàng phải báo lại với ngân hàng. Sau đó chờ ngân hàng giải quyết với bên nhận tiền. Chỉ khi ngân hàng đã làm việc với cả hai bên và xác nhận đúng số tiền chuyển nhầm mới có thể hoàn lại tiền cho người chuyển.

Khi nào ngân hàng được phép hoàn tiền cho người chuyển nhầm? - Ảnh 1.

Khi chuyển nhầm tiền, khách hàng phải đến trình báo và làm thủ tục cần thiết với ngân hàng. (Ảnh minh hoạ).

Ngoài ra, trường hợp ngân hàng nhận được giấy tờ từ cơ quan có thẩm quyền thì cũng có thể phong tỏa tài khoản. Vì thế, nếu người nhận nhầm không trả lại tiền thì người chuyển nên báo với công an để nhờ sự trợ giúp.

Một lãnh đạo ngân hàng giải thích với VTC News: Trong trường hợp khách chuyển nhầm tiền, phía nhà băng không thể tự ý hoàn lại dựa trên yêu cầu của người chuyển. Vì điều này sẽ khiến nhiều người có thể lợi dụng để gian lận trong thương mại. Chẳng hạn người mua chụp hình đã chuyển khoản cho người bán hàng và hàng được gửi đi, nhưng sau đó lại yêu cầu ngân hàng hoàn lại tiền vì nhầm lẫn thì sẽ gây thiệt hại cho người bán.

Còn trong trường hợp khách hàng nhầm lẫn khi giao dịch tại quầy, ngân hàng có thể dừng lệnh chuyển khi tiền chưa đến tài khoản người nhận.

Nhưng với các giao dịch chuyển tiền online, việc hoàn tiền chỉ được thực hiện khi ngân hàng xác định đúng là khoản tiền nhầm lẫn dựa trên sự đồng ý của cả người chuyển và người nhận. Nếu không thể liên hệ với người nhận hoặc người nhận không đồng ý hoàn trả tiền, ngân hàng cũng không thể tự ý phong tỏa hay hoàn tiền cho người chuyển. 

Quy định hiện nay cũng ghi rõ ngân hàng chỉ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ tài khoản khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu vẫn không liên hệ được với người nhận hoặc họ không tự nguyện trả lại, người chuyển cần khởi kiện dân sự hoặc báo công an để nhờ hỗ trợ. Khi nhận được thông báo từ công an, ngân hàng lúc đó sẽ phong tỏa khoản tiền chuyển nhầm.

Quy trình khởi kiện hoặc điều tra của công an có thể mất thời gian, nhưng người chuyển nhầm sẽ lấy lại được tiền. Người nhận nếu cố tình không hoàn trả tiền có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự vì tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Bởi vậy, trong khi các giao dịch online ngày càng nhanh và tiện nhưng cũng kèm theo rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo chủ tài khoản cần kiểm tra kỹ trước khi thanh toán hay chuyển tiền.

Với giao dịch chuyển tiền nhanh, ngay sau bước nhập ngân hàng và gõ tài khoản, tên người nhận sẽ được hiển thị tự động. Các nhà băng khuyến cáo người chuyển tiền cần đối chiếu lại họ tên cũng như số tài khoản một lần nữa, đặc biệt tránh sai sót.

Theo Phạm Duy (VTC News)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video