HSC: Nhà nước sẽ bán 53,59% vốn cổ phần tại Sabeco

Giá trị thị trường của 53,59% cổ phần này theo HSC ước tính khoảng 87.462 tỷ đồng, tương đương 3,85 tỷ USD.

Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) vừa ra bản tin chứng khoán cập nhật tình hình bán vốn tại Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB).

HSC cho biết, theo một công văn đề ngày 30/8 của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Nhà nước sẽ bán 53,59% cổ phần tại Sabeco. Nhiều khả năng phương thức bán cổ phần sẽ là đấu giá. Tuy nhiên, chưa biết việc bán cổ phần sẽ được thực hiện một lần hay nhiều đợt.

HSC bình luận, nếu được làm theo cách thức tương tự như trường hợp của VNM, nhiều khả năng cổ phần nhà nước sẽ được bán ra theo các đợt khác nhau.

Trên cơ sở đó, sẽ có một phiên đấu giá một lượng cổ phiếu nhỏ được thực hiện để xác định giá bán. Sau đó các đợt bán tiếp theo sẽ được thực hiện vào những năm sau. Tỷ lệ sở hữu hiện tại của Bộ Công thương tại Sabeco là 89,59%. Sau thương vụ dự kiến trên, tỷ lệ sở hữu còn lại sẽ giảm xuống 36%, là mức sở hữu đảm bảo quyền biểu quyết của cổ đông lớn đối với công ty.

Giá trị thị trường của 53,59% cổ phần này theo HSC ước tính khoảng 87.462 tỷ đồng, tương đương 3,85 tỷ USD. Nhiều công ty bia trong khu vực và thế giới như Asahi; CUB & Heineken đều tỏ ra quan tâm mua vào cổ phần của SAB. Mặc dù vậy thị trường vẫn đồn đoán rằng một doanh nghiệp trong khu vực như Thai Beverage có thể có lợi thế hơn.

HSC dự báo cho năm 2017, doanh thu thuần của Sabeco đạt 34.665 tỷ đồng, tăng 13,4% và LNST đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 9,4%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế Sabeco đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 8% cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.442 tỷ đồng.

Theo Khổng Chiêm - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video