Hội đồng Quản trị NCB có thêm hai thành viên

Ngày 18/6/2022, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Tại Đại hội, các cổ đông nhất trí bầu bổ sung bà Hoàng Thu Trang là thành viên HĐQT và bà Trịnh Thanh Mai là thành viên HĐQT độc lập.

Hội đồng Quản trị NCB có thêm hai thành viên - Ảnh 1.

Bà Hoàng Thu Trang – Thành viên HĐQT NCB

Được biết, bà Hoàng Thu Trang có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bà Trang đã từng là lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng: Phó Giám đốc Trung tâm Kế hoạch và thông tin quản trị - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Giám đốc Quản lý Tài chính – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Phó Giám đốc Khối Tài chính kiêm Giám đốc Trung tâm Kế hoạch và Thông tin quản trị – Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Bà Hoàng Thu Trang đang đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc NCB từ tháng 8/2021 cho đến nay.

Hội đồng Quản trị NCB có thêm hai thành viên - Ảnh 2.

Bà Trịnh Thanh Mai – Thành viên HĐQT độc lập NCB

Bà Trịnh Thanh Mai có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bà Mai đã từng là lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng: Phó Tổng Giám đốc Công ty PWC Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Ngân hàng ANZ Việt Nam; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Ngân hàng ANZ - Úc. 

Như vậy, HĐQT NCB sẽ có 5 thành viên, gồm: bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch, ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Chủ tịch, bà Trương Lệ Hiền, bà Hoàng Thu Trang và bà Trịnh Thanh Mai.

Năm 2022 là năm bản lề cho chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025 của NCB với những kỳ vọng đột phá mới trong cả quy mô hoạt động lẫn những nền tảng công nghệ và các sản phẩm dịch vụ số hóa. Với việc kiện toàn bộ máy, củng cố đội ngũ nhân sự cấp cao dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, NCB hướng tới những bước tiến mang tính đột phá khi chú trọng đầu tư phát triển nhân sự, nền tảng công nghệ, giải pháp và sản phẩm dịch vụ để từng bước đạt được mục tiêu chiến lược của NCB.

N.Trọng

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video