Hộ nghèo được vay tối đa bao nhiêu tiền?

Trước phản ánh của cử tri tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Nhà nước cho biết mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng, thời gian cho vay tối đa là 120 tháng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên rà soát, cập nhật quy trình cho vay, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ.

Cử tri tỉnh Lâm Đồng phản ánh hiện nay nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình rất lớn, nhưng nhiều hộ không đủ điều kiện để vay vốn các ngân hàng thương mại. Do đó, đã vay tín dụng đen dẫn đến nhiều hệ lụy.

Cử tri tỉnh này đề nghị Nhà nước rà soát các thủ tục cho vay thông thoáng hơn, để người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cho biết ngày 22/2/2019, thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT nâng mức cho vay đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng lên tối đa 100 triệu.

Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng, thời gian vay tối đa là 120 tháng. Ảnh: Quỳnh Trang.

Hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng, thời gian vay tối đa là 120 tháng. Ảnh: Quỳnh Trang

Đồng thời, kéo dài thời gian cho vay tối đa từ 60 tháng lên 120 tháng, mức cho vay này cũng áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Về hồ sơ thủ tục vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cho biết quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và được công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin NHCSXH và tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên rà soát, cập nhật quy trình cho vay, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng phù hợp với xu thế kinh tế số toàn cầu, góp phần giảm thiểu thủ tục, giấy tờ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Chú trọng công tác mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về các chương trình, chính sách tín dụng tại địa phương nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân, nhất là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Đến ngày 31/10/2020, dư nợ chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đạt 130.727 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,24% tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH.

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video