Hết thời gian, Phó Tổng giám đốc VIB mới mua hơn 1/5 lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính đã mua vào 330.000 cổ phiếu VIB trên tổng số 1,5 triệu cổ phiếu đăng ký.

Hết thời gian, Phó Tổng giám đốc VIB mới mua hơn 1/5 lượng cổ phiếu đăng ký

Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB – Mã: VIB).

Theo đó, ông Long đã mua vào 330.000 cổ phiếu VIB trên tổng số 1,5 triệu cổ phiếu đăng ký. Giao dịch được thức hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong thời gian 18/11 – 17/12/2022. Lý do ông Long không thực hiện hết khối lượng đăng ký là vì không đủ thời gian mua như kỳ vọng.

Trước đó, ông Long đã đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu VIB trong thời gian 18/11 – 17/12/2022 nhằm đầu tư dài hạn.

Sau giao dịch, vị lãnh đạo ngân hàng này đã nâng lượng cổ phiếu VIB sở hữu lên hơn 9,5 triệu đơn vị, tương đương 0,451% vốn ngân hàng. 

Hoạt động mua cổ phiếu của lãnh đạo VIB diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu VIB đã về vùng giá thấp nhất trong những tháng gần đây. Đóng cửa phiên 19/12, cổ phiếu VIB dừng ở mức 20.750 đồng/cp, giảm hơn 40% so với cuối năm 2021.

Về kết quả kinh doanh VIB, hết 10 tháng đầu năm 2022, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế ở mức 8.715 tỷ đồng tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 109% lợi nhuận của cả năm 2021. Lãnh đạo VIB dự báo lợi nhuận trước thuế của cả năm 2022 nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao là 10.500 tỷ, tương đương với 8.400 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Với dự báo lợi nhuận này, sau khi kết thúc năm tài chính 2022 lãnh đạo ngân hàng cho biết VIB có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VIB có thể nhận được 3.500 VNĐ cổ tức. Con số 35% này có thể cao hơn nhiều nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022.

Theo Quang Hưng (Nhịp sống Thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video