Hai FTA lớn tiếp tục được bàn thảo

Đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn tiếp tục được các nước liên quan thương thảo.

[caption id="attachment_62895" align="aligncenter" width="500"] Bộ trưởng chuyên trách về TPP của Nhật Bản và Mexico[/caption]

Ngày 18/7 tại cuộc gặp ở Tokyo, các Bộ trưởng chuyên trách về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Nhật Bản và Mexico khẳng định hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để Hiệp định này được thực thi.

Quan chức của hai nước nhấn mạnh đều mong muốn thúc đẩy thảo luận một cách nhanh chóng.

Trước đó, các nhà đàm phán về TPP của 11 nước đã họp tại Nhật Bản hôm 12/7.

Ở cuộc đàm phán này, đại diện thương mại Nhật Bản  bày tỏ quan điểm muốn giữ nguyên những thỏa thuận đã đạt được, đồng thời từ chối đàm phán lại hàng rào thuế quan áp cho các nước thành viên. Trong khi đó, Australia và New Zealand cho rằng cần xem xét lại một số nội dung thỏa thuận để phù hợp với tình hình mới. Một số ý kiến lại cho rằng các cuộc thảo luận có khả năng sẽ dẫn tới bế tắc do có liên quan tới tình hình nội bộ của mỗi nước thành viên khi TPP không có Mỹ.

Sau cuộc họp nói trên, các Trưởng đoàn đàm phán TPP dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 9 và sau đó các nhà lãnh đạo 11 nước tham gia TPP sẽ gặp nhau tại Việt Nam trong dịp APEC vào tháng 11 tới.

Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn nhất trong số 11 nước còn lại. Vì vậy, Nhật Bản hy vọng đạt một sự đồng thuận giữa các nước đàm phán TPP về cách thức duy trì sự tồn tại của hiệp định, nhấn mạnh TPP là kết quả của nhiều năm đàm phán trước khi ký kết vào tháng 2/2016.

* Trong một diễn biến khác từ ngày 18/7, quan chức thương mại của 16 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm 10 nước ASEAN và các đối tác của ASEAN gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand đang ở Hyderabad (miền Nam Ấn Độ) để thảo luận về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Các nước bắt đầu đàm phán RCEP từ tháng 5/2013. Hiệp định này từng được kỳ vọng sẽ được ký kết trước năm 2015, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định Thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA). Tuy nhiên mốc thời gian kỳ vọng đã bị bỏ qua. Hiện nay, RCEP vẫn đang trong quá trình đàm phán và vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra ở Indonesia vào tháng 12/2016.

Hãng tin NHK (Nhật Bản) dẫn thông tin liên quan cho hay các cuộc thảo luận trước đây bộc lộ sự chia rẽ về thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp.

Theo đó, Nhật Bản và Australia muốn dỡ bỏ thuế quan đối với nhiều mặt hàng hơn, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ lại muốn hạn chế số lượng mặt hàng.

Trong lĩnh vực tác quyền, Nhật Bản cũng đang tìm kiếm các điều luật nghiêm khắc hơn đối với các sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ còn Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng.

Một vài nhà phân tích nói các nước Đông Nam Á muốn đạt được tiến triển trong cuộc họp lần này để hoàn tất các cuộc đàm phán tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào tháng 11 tới.

Theo Thanh Xuân Chinhphu.vn

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video