Giao dịch ngân hàng thời Covid-19: Khách hàng phải đứng cách nhau 2 mét, nhân viên trùm mũ kín mít

Bên cạnh đó, tại mỗi điểm giao dịch, ngân hàng đảm bảo mỗi đợt không quá 10 khách hàng và sẽ có người trực tiếp hướng dẫn việc xếp hàng.

Trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã nhanh nhạy và triển khai nhiều biện pháp trong việc đảm bảo khách hàng đến giao dịch được thuận tiện mà vẫn an toàn, phòng chống dịch Covid-19.  

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đã trang bị khẩu trang, găng tay, kính chắn, mũ chống giọt bắn cho các nhân viên ở quầy giao dịch. Mỗi khách hàng khi bước vào ngân hàng đều được đo nhiệt độ, phát miễn phí khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.

Thậm chí, mới đây, các khách hàng khi đến giao dịch tại TPBank đã được khuyến cáo đứng cách nhau 2m nhằm đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Đại diện TPBank cho biết việc làm này vừa giúp hạn chế lây lan virus, vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như sức khỏe cho giao dịch viên của ngân hàng. "Tại mỗi điểm giao dịch, chúng tôi sẽ thực hiện đánh dấu các điểm theo hàng lối, đảm bảo mỗi đợt không quá 10 khách hàng và sẽ có người trực tiếp hướng dẫn việc xếp hàng". 

Được biết, biện pháp này không chỉ được thực hiện tại phòng giao dịch mà còn được TPBank áp dụng tại LiveBank và ATM. "Sẽ có một số điểm giao dịch, quầy LiveBank hay ATM không đủ rộng để cho khách hàng xếp hàng nên TPBank rất mong khách hàng thông cảm nếu trong trường hợp phải đứng xếp hàng ngoài trời", vị đại diện này chia sẻ thêm.

Giao dịch ngân hàng thời Covid-19: Khách hàng phải đứng cách nhau 2 mét, nhân viên trùm mũ kín mít  - Ảnh 1.

Nhân viên giao dịch tại ngân hàng được trang bị găng tay, mũ chống giọt bắn. Trong khi khách hàng được phát khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn miễn phí

Không chỉ đưa ra các biện pháp quyết liệt như trên trong công tác phòng chống dịch, thời gian vừa qua, TPBank cũng đã áp dụng rất nhiều các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Để chủ động ứng phó với dịch bệnh, TPBank đã thực hiện việc "phân tán" cán bộ nhân viên làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau để phòng rủi ro nếu nhóm này bị cách ly thì sẽ có nhóm khác thay thế. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video