Ghế Tổng giám đốc VEAM có khả năng đổi chủ

Bộ Công thương vừa có chỉ đạo về công tác cán bộ của Tổng Cty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM). Vì vậy, vị trí Tổng giám đốc của VEAM sẽ có khả năng đổi chủ trong thời gian tới.

[caption id="attachment_102582" align="aligncenter" width="650"] Bộ Công thương đang tính đến phương án thay đổi nhân sự cấp cao tại VEAM.[/caption]

Chỉ đạo về nhân sự VEAM được Bộ Công thương ban hành sau khi thực hiện kết luận của Ban cán sự đảng Bộ Công thương tại Thông báo số 21-TB/BCSĐ ngày 3/8/2018. Theo đó Bộ Công thương yêu cầu bộ phận đại diện vốn nhà nước tại Tổng Cty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ.

Cụ thể, có ý kiến để Hội đồng Quản trị VEAM tạm dừng nhiệm vụ điều hành đối với chức danh Tổng giám đốc Tổng Cy VEAM của ông Trần Ngọc Hà, giao ông Trần Ngọc Hà phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan của VEAM tập trung vào công tác thu hồi nợ và công tác bán hàng đối với lô hàng sản xuất từ lô 3.000 bộ linh kiện và phụ tùng xe Huyndai Might mua từ Cty CP Dịch vụ thương mại TCG, đến hết năm 2018 báo cáo kết quả thực hiện về Ban Cán sự đảng Bộ Công thương.

Có ý kiến với hội đồng quản trị Tổng Cty VEAM giao ông Ngô Văn Tuyển, đại diện phần vốn nhà nước, Uỷ viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc VEAM đảm nhiệm công việc của Tổng giám đốc và thực hiện chức năng đại diện pháp luật của VEAM trong thời gian tạm dừng điều hành của ông Trần Ngọc Hà, theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng Cty VEAM.

Giới thiệu ông Lê Hữu Phúc, đại diện phần vốn nhà nước, Uỷ ban Hội đồng quản trị VEAM để Cty Honda Việt Nam bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thứ nhất Cty Honda Việt Nam.

Theo Ninh Nhi Báo xây dựng

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video