Eximbank tiếp tục gây bất ngờ về nhân sự cấp cao

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) lại vừa có 2 thông báo liên quan đến nhân sự cấp cao.

Eximbank tiếp tục gây bất ngờ về nhân sự cấp cao

Thông báo đầu tiên là Hội đồng quản trị Eximbank phân công ông Trần Tấn Lộc – Phó Tổng giám đốc- kiêm nhiệm chức danh Người phụ trách quản trị công ty tại Eximbank theo Nghị quyết HĐQT Eximbank số 237/2020/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/04/2020.

Đây là một thông tin bất ngờ tiếp theo về nhân sự cấp cao ở ngân hàng vốn có nhiều thay đổi về nhân sự cấp thượng tầng trong 1 năm trở lại đây.

Thông báo thứ 2 là Eximbank cũng công bố tiếp nhận và bổ nhiệm ông Lã Quang Trung làm Kế toán trưởng kể từ ngày 4/5/2020. Đây cũng là thông báo bất ngờ vì trước đó vào ngày 27/2 ngân hàng này đã công bố tiếp nhận và bổ nhiệm ông Lã Quang Trung giữ vị trí Kế toán trưởng với thời gian bổ nhiệm là 12 tháng, trong đó có 6 tháng thử thách ?!

Trước thềm ĐHCĐ của ngân hàng lẽ ra tổ chức hôm 5/3 nhưng sau đó bị hoãn, Eximbank cũng từng bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hiện chủ tịch Eximbank là ông Cao Xuân Ninh, Quyền Tổng giám đốc là ông Nguyễn Cảnh Vinh. Trong đó ông Cảnh Vinh đã làm quyền tổng giám đốc được tròn 1 năm nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (như vẫn thấy ở các ngân hàng khác sau 3 tháng chờ NHNN phê duyệt). 

Còn vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Cao Xuân Ninh cũng có nhiều thay đổi trong vòng  1 năm qua, với 3 lần chuyển dịch, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú rồi lại về ông Lê Minh Quốc và sang đến ông Cao Xuân Ninh. Hồi mới nhận chức chủ tịch vào tháng 6 năm ngoái, ông Cao Xuân Ninh được cho là đã gửi đơn xin từ nhiệm chỉ sau 1 tháng ngồi ghế nóng nhưng vẫn chưa được phê duyệt. 

Ngoài ra Eximbank cũng đang trống vị trí Người đại diện theo pháp luật. Đồng thời nhà băng này còn chưa tổ chức xong đại hội cổ đông thường niên 2019 (sau nhiều lần bất thành) do chưa có sự đồng thuận ở các nhóm cổ đông lớn.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video