Eximbank sẽ bán gần 75 triệu cổ phiếu Sacombank để thu hồi 746 tỉ đồng nợ vay

Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) xử lý gần 75 triệu cổ phiếu Sacombank (STB) mà 7 khách hàng đã thế chấp để thu hồi 746 tỉ đồng nợ vay.

Eximbank vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2020, dự kiến diễn ra vào ngày 30-6. Theo đó, báo cáo của Ban Kiểm soát Eximbank cho thấy năm 2019, tỉ lệ cho vay chứng khoán của ngân hàng này là 6,04%/tổng dư nợ cho vay, cao hơn so với quy định là 5%/tổng dư nơ cho vay. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều năm trước, có 7 khách hàng vay Eximbank 746 tỉ đồng để mua cổ phiếu Eximbank và không trả được nợ .

Năm 2016, Eximbank đã khởi kiện nhóm khách hàng này lên tòa án để thu hồi nợ. Đến nay, tòa án đã phán quyết 5 khách hàng phải trả cho ngân hàng 500 tỉ đồng. Riêng 2 khách hàng còn lại nợ 246 tỉ đồng, Eximbank đang chờ tòa án hoàn tất các thủ tục để đưa ra xét xử.

Do Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Eximbank xử lý 75 triệu cổ phiếu Sacombank (STB) mà 7 khách hàng đã thế chấp nên dự kiến trong năm 2020, nếu các khách hàng không trả nợ, ngân hàng này sẽ phát mãi toàn bộ số cổ phiếu STB để thu hồi 746 tỉ đồng nợ vay.

Năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5% lên 176.000 tỉ đồng, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.800 tỉ đồng, tăng 6% so với năm trước; tỉ lệ nợ xấu dưới 2% và lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên xấp xỉ 1.320 tỉ đồng.

Về giám sát hoạt động hội đồng quản trị Eximbank, báo cáo của Ban Kiểm soát cũng chỉ ra hội đồng quản trị hoạt động thiếu nhịp nhàng. Các thành viên hội đồng quản trị còn nhiều ý kiến trái chiều gây tranh cãi. Các cuộc họp thường kéo dài mà không đưa ra được quyết định cuối cùng, dẫn đến chậm ra quyết định đối với các vấn đề hệ trọng của ngân hàng. Cụ thể là vấn đề bổ nhiệm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tổ chức đại hội cổ đông thường niên và bất thường năm 2019 theo yêu cầu của cổ đông; chậm cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng…dẫn đến Eximbank bị xử phạt hành chính, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của ngân hàng.

Theo Thy Thơ (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video