EVE lập công ty con, đầu tư về Hàn Quốc

Tổng vốn đầu tư vào dự án này là 1,5 triệu USD, tương đương 34 tỷ đồng. EVE được thành lập vào năm 1993, với nhà máy đầu tiên đặt tại Hà Nội với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc. Quyết định đầu tư này đang hướng về thị trường có phần quen thuộc với EVE.

nem eve

CTCP Everpia (mã EVE-HoSE) vừa cho biết đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của dự án đầu tư tại Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vào ngày 8/8/2016.

Theo đó, EVE sẽ thành lập CTCP Everpia Korea tại thành phố Seoul, Hàn Quốc. Tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư tại Hàn Quốc đồng thời là vốn đầu tư ra nước ngoài của EVE là 1,5 triệu USD, tương đương 34 tỷ đồng, bằng tiền mặt và là vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp dự án này sẽ kinh doanh vải không dệt, vải lọc, nỉ, chăn, ga trải giường, gối, nệm, túi ngủ, ba lô, túi sách, đồ lót và các mặt hàng may mặc khác.

Cùng đó, mục đích hoạt động của EVE còn là tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vải không dệt, vải lọc, nỉ, chăn, ga trải giường, gối, nệm, túi ngủ, ba lô, túi sách, đồ lót và các mặt hàng may mặc khác; thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu các sản phấm vải không dệt, vải lọc, nỉ, chăn, ga trải giường, gối, nệm, túi ngủ, ba lô, túi sách, đồ lót và các mặt hàng may mặc khác theo quy định của pháp luật Hàn Quốc; thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm: Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia đình và/hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự; Đồ nội thất bằng gồ và các chất liệu khác.

Hàn Quốc là quốc gia được EVE lựa chọn thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên. Đây có lẽ là điều không quá bất ngờ. EVE được thành lập vào năm 1993, với nhà máy đầu tiên đặt tại Hà Nội với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc. Hiện nay, EVE đã hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần và niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2010.

Cổ đông lớn hiện nay của EVE là ông Lee Jae Eun, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, với tỷ lệ sở hữu 10,65%. Cũng là nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Woori Investment & Securities Co., Ltd là tổ chức ngoại lớn nhất đồng thời là cổ đông lớn thứ hai đang sở hữu 5,02% vốn doanh nghiệp này.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video